Nghị định thư về kiểm dịch sẽ giúp giảm tần suất kiểm dịch đối với trái cây Việt Nam xuất khẩu tới Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam. Hiện chúng ta có 11 loại trái cây được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, đang có một trở ngại lớn đó 100% sản phẩm trái cây tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải kiểm dịch, trong khi tỉ lệ kiểm dịch với trái cây Thái Lan nhập khẩu vào đất nước đông dân nhất thế giới chỉ là 30%.
Sự khác biệt này rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc, về cả chất lượng, giá thành của trái cây vì phải mất thêm không ít thời gian, công sức để kiểm dịch.
Trước thông tin này, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) khẳng định đây là thông tin không có căn cứ về mặt pháp lý, không phải là thông tin do cơ quan có thẩm quyền của phía Trung Quốc thông báo cho phía cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ thực vật) của Việt Nam.
“Tất cả các lô hàng thuộc diện phải kiểm dịch thực vật, dù to, dù nhỏ khi xuất khẩu đi các nước, trong đó có Trung Quốc, đều phải thực hiện thủ tục kiểm dịch, không hề có chuyện được miễn hay giảm tỷ lệ lấy mẫu của các lô hàng. Có chăng trong kiểm dịch thực vật chỉ là quy định về tỷ lệ lấy mẫu là bao nhiêu % trong một lô hàng (ví dụ thường là 2%/lô hàng)”, ông Hoàng Trung cho biết.
Tại cuộc họp về vấn đề phê duyệt, kiểm dịch đối với trái cây sang thị trường Trung Quốc mới đây giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) với Cục Kiểm dịch thực vật và động vật (Tổng cục Hải Quan Trung Quốc), ông Vương Ích Ngu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm dịch thực vật và động vật phía nước bạn cho biết, tỷ lệ kiểm tra các lô hàng sẽ tuỳ thuộc theo tình hình nhiễm bệnh của hoa quả và có thể được điều chỉnh tùy tình hình nhiễm dịch tại từng thời điểm.
“Phải dựa theo từng loại hoa quả cụ thể và nguy cơ mang theo dịch hại. Ví dụ với quả măng cụt, sau khi Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với Việt Nam, Cục Kiểm dịch thực vật và động vật phải kiểm tra xem doanh nghiệp có làm tốt hay không, sản phẩm có đáp ứng yêu cầu hay không. Nếu doanh nghiệp làm tốt thì sẽ giảm tần suất kiểm tra xuống 30%, còn không làm tốt thì vẫn sẽ kiểm tra với tần suất 80%, thậm chí 100%”, ông Vương Ích Ngu nói.
Nhưng có một thực tế là hiện mới có 3/11 loại trái cây Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật gồm măng cụt, chanh leo, sầu riêng. Còn 8 loại khác là: chuối, xoài, vải, nhãn, dưa hấu, thanh long, mít và chôm chôm chưa ký Nghị định thư.
“Cục Kiểm dịch thực vật và động vật rất hy vọng hai bên có thể ký Nghị định thư về 8 loại trái cây này để Cục Bảo vệ thực vật có biện pháp quản lý các cơ sở sản xuất, đóng gói, chế biến, xuất khẩu, chuẩn hoá sản phẩm ngay từ đầu. Như vậy, Cục Kiểm dịch thực vật và động vật sẽ có ý kiến đề xuất với Tổng cục Hải Quan để giảm tần suất kiểm tra xuống”, ông Vương Ích Ngu cho biết
Tuyên bố của ông Vương Ích Ngu cho thấy, nếu giữa 2 nước có ký kết Nghị định thư và chúng ta làm tốt việc kiểm dịch thực vật, việc giảm tần suất kiểm dịch là chuyện gần như đương nhiên.
Về phía Việt Nam, đại diện Cục bảo vệ thực vật, ông Lương Ngọc Quang cho biết: “Cục Bảo vệ thực vật đang khẩn trương phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc đàm phán trao đổi kỹ thuật, tiến hành xây dựng các Nghị định thư đối với 8 loạt quả xuất khẩu truyền thống.
Để có thể thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng trái cây sang thị trường Trung Quốc, phải xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; quản lý chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Các vấn đề này, Cục Bảo vệ thực vật đều khuyến cáo, đã và đang đẩy mạnh tập huấn cho các địa phương”.
Hà Dũng (t/h)
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…