Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông", nông nghiệp, nông dân và nông thôn Cần Thơ đã thực sự “lột xác".
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết "Tam nông", diện mạo của Cần Thơ đã thay đổi đáng kể
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26), gọi tắt là Nghị quyết “Tam nông” đã được cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương thực hiện nghiêm túc, tích cực.
Cần Thơ cũng vậy, với vị trí địa lý quan trọng và được thiên nhiên ưu đãi, sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông" đã có những thay đổi toàn diện, từ nông nghiệp, nông dân đến nông thôn đúng với mục đích của Nghị quyết. Ðời sống vật chất, tinh thần người dân khu vực nông thôn ngày càng nâng cao.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, Nghị quyết “Tam nông" không chỉ làm cải thiện rõ rệt đời sống cho đa số nông dân mà còn đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Ngọc Hè cho biết, để phát triển nông nghiệp, Cần Thơ đã nỗ lực cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Thành phố mở rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” thành phong trào “Cánh đồng lớn” và “Cánh đồng lúa sạch”, với diện tích trên 30.000 ha/vụ.
Trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, Cần Thơ rất quan tâm đến việc phát triển mô hình lúa sạch, nên cho đến nay đã hình thành 10.000ha lúa sạch, 100ha sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn Global GAP và 336ha sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Đối với cây ăn trái cũng vậy, Cần Thơ chú trọng phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái, nhất là những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trưng của vùng như xoài, nhãn, sầu riêng, măng cụt, vú sữa… Ðến nay, có 17,4ha chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP; xây dựng 37 vườn cây ăn trái kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tăng lợi nhuận cao gấp 1,5-2 lần.
Còn ở lĩnh vực chăn nuôi, Cần Thơ chủ trương chú trọng tái cấu trúc theo phương thức an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm; hình thành các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi. Thành phố hiện có 4 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi và đã hình thành 198 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.
Ngoài ra trong 13 năm qua, Cần Thơ đã tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao trong nông nghiệp. Với 149 nhiệm vụ khoa học, công nghệ, hình thành được 183 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 52 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 275 sản phẩm nông sản và thủy sản… đã góp phần vào tăng năng suất, chất lượng, tạo dựng thương hiệu, qua đó thu nhập của nông dân được cải thiện rõ rệt.
Các mục tiêu khác về phát triển nông thôn cũng được Cần Thơ thực hiện hiệu quả. Đến cuối năm 2020, Cần Thơ đã hoàn thành 36/36 xã và 4/4 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, qua đó trở thành địa phương đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 3 trong cả nước hoàn thành nhiệm vụ Nông thôn mới. Đặc biệt, đến nay đã có 17/36 xã của Cần Thơ đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Phong trào OCOP (mỗi xã một sản phẩm) cũng rất phát triển tại Cần Thơ, với 41 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao.
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết “Tam nông", Cần Thơ tiếp tục đặt mục tiêu cho tương lai với mốc thời gian là giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể, Cần Thơ đề ra mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp thành phố từng bước hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng sản xuất nông nghiệp gắn kết với chuỗi liên kết giá trị và các lĩnh vực hỗ trợ. Xây dựng sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận chất lượng, có đăng ký nhãn hiệu, truy xuất được nguồn gốc. Khu vực nông thôn trở thành nơi đáng sống, thu nhập và đời sống người dân được nâng cao.
Hà Dũng (t/h)
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…