10:04 05/04/23 Print

Ngộ độc hữu cơ trên lúa - cách phòng tránh

Ngộ độc hữu cơ là gì?

Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng các loại axit hữu cơ vốn được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất gây hại cho lúa.

Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra nhiều ở trên đất canh tác, đất phèn khi rơm rạ nhiều và không có đủ thời gian để phân hủy. Tình trạng ngộ độc hữu cơ thường xuất hiện cùng lúc với ngộ độc phèn và làm tăng nguy cơ ngộ độc cho lúa, đặc biệt là khi lúa nhỏ mới được 7 - 30 ngày sau sạ.

Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ có bộ rễ phát triển kém hơn.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc hữu cơ ở lúa

Nguyên nhân chính gây ngộ độc hữu cơ ở lúa là do đất bị thiếu oxy. Tình trạng này sẽ gây ra sự yếm khí ức chế đối với hệ hô hấp ở lúa.

Bên cạnh đó, nông dân liên tục canh tác ở trên một thửa ruộng, phần rơm rạ của vụ trước sẽ bị chôn vùi ở trong đất và phân hủy trong điều kiện yếm khí và tiết ra các loại chất độc gây hại đối với lúa ở vụ sau (những chất độc hữu cơ đó là khí metan, phenolic, hidro sunfua, các loại axit hữu cơ).

Ngộ độc hữu cơ cũng thường xảy ra khi cây được bón nhiều loại phân hữu cơ chưa hoai mục, đất không được phơi ải, đất có thành phần cơ giới nặng, đất còn lẫn rơm rạ, đất thường xuyên bị ngập nước. 

Vụ hè thu vừa qua, sau khi thu hoạch, nhiều nông dân không thu gom hết phần rơm rạ mà rải, cày vùi dập lại trên ruộng để tiếp tục gieo sạ vụ đông xuân 2022 - 2023, với mục đích “trả lại hữu cơ cho đất”.

Tuy nhiên điều này vô tình gây ra triệu chứng lúa vàng, khô lá cho lúa ở vụ mùa kế tiếp. Những chỗ ruộng bị vàng lá nặng là khu vực tập trung nhiều rơm rạ, trong đó có cả những hạt lúa lửng sót lại từ vụ hè thu tiếp tục nảy mầm trong vụ đông xuân, làm cho ruộng lúa dày đặc hơn, càng thiếu ánh sáng để cây lúa quang hợp, lúa hạn chế đẻ nhánh, nhấp nhô nhiều tầng do không đồng nhất về giống.

Lớp rơm rạ bị vùi dưới nước bị thiếu oxy nên vi sinh vật kỵ khí (là vi sinh vật sống không cần oxy) phát triển để phân hủy rơm rạ. Quá trình phân hủy rơm rạ trong nước đã tạo ra một số chất như: mêtan (CH4), sulfide hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hữu cơ… và những chất mùn. Trong đó, sulfide hydro (H2S) và acid hữu cơ là những chất gây độc cho bộ rễ lúa. Thường thì ở 3 - 4 tuần đầu sau khi làm đất có chôn vùi rơm rạ ngập nước sẽ tạo ra nhiều loại chất độc gây hại cho rễ lúa; chưa kể ở đất phèn, khi chôn vùi rơm rạ vào đất trong tình trạng ngập nước sẽ làm gia tăng ngộ độc từ sắt (Fe2+) đối với cây lúa. Khi phát hiện triệu chứng vàng, khô lá, chủ ruộng đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để bơm nhưng không hiệu quả.

Đối với những ruộng bị vùi rơm rạ sau thu hoạch vụ hè thu, khi gieo lúa đông xuân tiếp theo, ở thời kỳ đầu, rễ lúa chưa phát triển mạnh chỉ lấy dinh dưỡng tầng đất trên cùng, rễ chưa bị ngộ độc nên cây lúa vẫn phát triển bình thường. Bắt đầu thời kỳ đẻ nhánh, rễ lúa ăn sâu hơn để tìm dinh dưỡng nuôi cây, đồng thời lúc này trong tầng đất quá trình phân hủy rơm rạ cũng đã diễn ra, rễ cây lúa sẽ bắt gặp các loại khí độc đã phát sinh từ rơm rạ phân giải, nên rễ lúa dễ bị thối, không lấy được dinh dưỡng, lá lúa bị vàng và khô dần.

Phòng tránh ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

Để hạn chế tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ như trên, trong quá trình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nông dân cần quan tâm xử lý đúng kỹ thuật tất cả các công đoạn có liên quan. Rơm rạ nếu được ủ hoai mục đúng kỹ thuật sẽ phân hủy thành những dưỡng chất tốt cho cây lúa và cải tạo đất đai từ nguồn dinh dưỡng và khoáng chất cao như đạm, lignin, xenlulozo, chất béo…

Cán bộ Khuyến nông kiểm tra tình trạng lúa bị ngộ độc hữu cơ.

Người sản xuất lúa không nên để cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ rồi mới trừ bệnh, mà cần áp dụng kỹ thuật tốt để phòng ngộ độc hữu cơ. Cụ thể, sau khi thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn, nên gom rơm rạ lại và ủ hoai mục theo quy trình hướng dẫn chuyên môn để tạo một lượng phân hữu cơ chất lượng bón lót lại cho đất. Những gốc rạ còn trên ruộng nên cày lật phơi ải, để rơm rạ được phân hủy ít nhất một tháng, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập nước từ 2 - 3 tuần, rơm rạ đã tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu hiệu cho lúa.

Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, phải cắt gốc rạ (dùng máy cắt gốc rạ) và di chuyển hết rơm và gốc rạ ra khỏi ruộng trước khi làm đất. Rơm rạ này có thể ủ mục (cùng nấm Trichoderma sp), làm phân hữu cơ bón lại cho đất. Nếu không cắt được gốc rạ để di chuyển ra khỏi ruộng, phải áp dụng biện pháp rút nước ra khỏi ruộng ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ. Nước được rút khô kiệt ít nhất 5 ngày, đến khi mặt ruộng nứt (như vết chân chim) thì vô nước lại, bón phân. Chọn giống lúa có khả năng chống chịu tốt với điều kiện đất phèn và nhiều hữu cơ. Có thể xử lý đất bằng vôi bột để làm giảm độ chua, tiêu diệt mầm mống sâu bệnh hại trên những chân ruộng bị chua trước khi gieo sạ. Trước khi gieo sạ, ruộng phải được làm sạch cỏ, phay đất nhuyễn bùn, san phẳng mặt ruộng và tháo nước để vừa đủ ẩm cho cây lúa nảy mầm, sinh trưởng tốt. Điều tiết nước hợp lý, kết hợp với làm cỏ, sục bùn cho rễ lúa hô hấp mạnh, hấp thu dinh dưỡng nuôi cây.

Việt Hải (t/h)

 

 

 

 

 

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Ngộ độc hữu cơ trên lúa - cách phòng tránh

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Hình ảnh xót xa ở dự án nông nghiệp hữu cơ lớn nhất Việt Nam

Hình ảnh xót xa ở dự án nông nghiệp hữu cơ lớn nhất Việt Nam

Chủ đầu tư đã đổ 130 tỉ đồng vào dự án nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế…

Nhiều sản phẩm phân bón, phân bón hữu cơ vi lượng giả xuất hiện trên thị trường

Nhiều sản phẩm phân bón, phân bón hữu cơ vi lượng giả xuất hiện trên thị trường

Vừa qua Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng công bố danh sách hàng loạt cửa hàng buôn bán phân…

Vinamilk và Quỹ sữa tiếp tục hỗ trợ gần 17.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Vinamilk và Quỹ sữa tiếp tục hỗ trợ gần 17.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Vinamilk và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã chính thức khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam…

Những điều cần biết về thực phẩm hữu cơ

Những điều cần biết về thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ thường được giới thiệu như một sản phẩm sạch và lành mạnh hơn. Nhãn hàng…

Dâu tây được bán tràn lan với giá rẻ khiến chủ trang trại khóc ròng

Dâu tây được bán tràn lan với giá rẻ khiến chủ trang trại khóc ròng

Thời gian gần đây dâu tây được bày bán khắp mọi nơi, từ cửa hàng trái cây cho tới các…

Tập huấn kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót sinh học tận dụng phế phẩm làm phân bón hữu cơ

Tập huấn kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót sinh học tận dụng phế phẩm làm phân bón hữu cơ

Nhằm triển khai thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam,…

Những thanh niên nông thôn xuất sắc luôn yêu và trăn trở với nền nông nghiệp Việt Nam

Những thanh niên nông thôn xuất sắc luôn yêu và trăn trở với nền nông nghiệp Việt Nam

Các bạn trẻ tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh nông sản ở nhiều lĩnh vực, cùng giúp nông dân…

Nông dân ‘khóc ròng’ khi doanh nghiệp không thu mua lúa như đã cam kết

Nông dân ‘khóc ròng’ khi doanh nghiệp không thu mua lúa như đã cam kết

Những ngày qua, nông dân vùng lúa – tôm chất lượng cao huyện Thới Bình rất lo âu trước tình…

Đắk Nông: Xử lý, dẹp nạn buôn bán vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng

Đắk Nông: Xử lý, dẹp nạn buôn bán vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, qua kết quả thanh tra cho thấy, trên…

Nhẹ dạ cả tin, cô gái Hà Nội mất 200 triệu đồng vì trò chơi

Nhẹ dạ cả tin, cô gái Hà Nội mất 200 triệu đồng vì trò chơi "đầu tư tiền tệ"

Quen trên mạng, tỉ tê chuyện trò, chia sẻ mọi việc trong cuộc sống, dần lấy lòng những người phụ…

Tin mới cập nhật

Nông sản Việt ảnh hưởng gì khi EU cấm nhập cà phê, ca cao trồng tại rừng suy thoái?

Nông sản Việt ảnh hưởng gì khi EU cấm nhập cà phê, ca cao trồng tại rừng suy thoái?

Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và…

Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam: Nâng tầm đệ nhất danh trà của người Việt

Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam: Nâng tầm đệ nhất danh trà của người Việt

Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…

HTX chế biến chè Phìn Hồ: Đưa tinh hoa của núi rừng ra biển lớn

HTX chế biến chè Phìn Hồ: Đưa tinh hoa của núi rừng ra biển lớn

Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…

Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…

Nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn giảm phát thải chống biến đổi khí hậu

Nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn giảm phát thải chống biến đổi khí hậu

Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…

Sôi động Hội thi gặt lúa rươi hữu cơ An Thanh vụ Xuân 2023

Sôi động Hội thi gặt lúa rươi hữu cơ An Thanh vụ Xuân 2023

Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng