Khoảng 1.000 tấn ngao giấy đã trôi dạt vào bờ biển Giao Long sau cơn bão Noru. Người dân tranh thủ thời gian, gác việc nhà, đổ xô ra bãi biển thu hoạch “lộc trời”.
Bão số 4 (bão Noru) đã tan, nhưng gây mưa lớn, kết hợp triều cường đã đẩy 1 lượng ngao lớn dạt vào bờ biển Giao Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Bước đầu, cơ quan chức năng địa phương xác định đây là ngao giấy - loại ngao có kích thước lớn.
Sau khi hiện tượng này xảy ra, hằng trăm người dân sinh sống ở các xã lân cận đã kéo về khu vực này để thu gom gao sống đang nằm lẫn lỗn với đống ngao chết. Một phần là để ăn, một phần là bán lẻ ra thị trường, kiếm thêm thu nhập.
Người dân thu hoạch "lộc trời". Ảnh: Mai Chiến
Theo người dân, hiện tượng ngao dạt vào bờ sau bão xuất hiện từ ngày 29/9. Họ cho biết, trước đây, sau cơn bão lớn vào các năm 2005 và 2012, tại khu vực Cồn Lu cũng ghi nhận ngao giấy trôi dạt vào bờ, nhưng số lượng không lớn như lần này.
Qua quan sát, khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu rộng hàng trăm ha gần như phủ kín ngao trên mặt cát. Một số vị trí ngao được sóng biển đẩy vào, chất cao thành đống, kéo dài cả chục mét. Tàu thuyền của ngư dân cũng tập trung về đây để chở ngao vào bờ tiêu thụ.
Mọi người đến đây thu gom ngao sống với miền vui phấn khởi, bởi người dân xem đây là “lộc trời”. Thời điểm mới phát hiện ngao dạt vào bờ, tỷ lệ ngao còn sống chiếm khoảng 50%, con ngao khá to nên một số gia đình huy động tất cả các thành viên trong gia đình (5 - 7 người) ra bãi biển nhặt ngao và đã thu được khoảng một tấn ngao/ngày, thu về 7 - 8 triệu đồng/ngày. Những ngày sau, tỷ lệ ngao sống giảm mạnh, còn khoảng 20 - 30%.
Sau khi biết tin có hiện tượng ngao giấy trôi dạt vào bờ biển, 6 thành viên trong gia đình anh Phạm Văn Thuân (xã Giao Hải) đã tìm về khu vực này để “mót” ngao. Anh bảo, ngày đầu khi mới đến đây, số lượng ngao còn sống nằm chất đống rất nhiều, chỉ việc xúc vào bao tải rồi đem về nhà. Ước lượng, gia đình anh thu khoảng 1 tấn ngao.
Bà Phùng Thị Nhẫn (xã Giao Long) chia sẻ, trong ngày đầu tiên bà nhặt được gần 3 bao ngao. Nếu bán ngay tại bãi, bà bán được từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Còn mang về chợ thì giá cao hơn.
“Ban đầu nghe thông tin có bão chúng tôi lo thắt ruột. May thay, bão không vào Nam Định, mà chúng tôi lại còn có lộc”, bà Nhẫn khoe.
Lượng ngao trôi dạt vào bờ chất thành đống. Ảnh: Mai Chiến
Ông Trần Hữu Nhạc, Phó chủ tịch UBND xã Giao Long cho hay, ngay sau khi phát hiện ngao trôi dạt vào khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu, đã có khoảng 500 - 600 người ở các xã Giao Long, Giao Hải, Bạch Long và một số xã lân cận đến thu gom ngao. Ước tính trong 2 ngày 29 và 30/9 có khoảng 1.000 tấn ngao trôi dạt vào khu vực này.
Theo ông Nhạc, đây hoàn toàn là ngao tự nhiên trôi dạt từ nơi khác vào địa bàn. Toàn bộ hơn 80 ha ngao nuôi của xã Giao Long không bị ảnh hưởng bởi mưa bão.
Ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nam Định (Sở NN-PTNT Nam Định) cho biết, loài ngao giấy có tập tính khi môi trường nước, đất có sự thay đổi thì trồi lên khỏi mặt đất và có xu hướng di cư đi chỗ khác.
“Do ảnh hưởng của bão số 4, sóng to, nước lớn nên ngao bị trôi dạt vào bờ biển huyện Giao Thủy. Trước đây, hiện tượng này đã được ghi nhận tại khu vực bờ biển tỉnh Nam Định, dù những lần trước số lượng ngao không lớn”, ông Hà bộc bạch.
Theo ông Hà, ngày 30/9, đoàn công tác của Chi cục Thủy sản Nam Định đã xuống khu vực để lấy mẫu ngao, mẫu nước, mẫu đất đưa đi xét nghiệm, làm rõ các vấn đề liên quan đến hiện trượng trên.
“Chúng tôi đã phối hợp với UBND huyện Giao Thủy tuyên truyền bà con ngư dân, sau khi lượm hết ngao sống thì cố gắng thu hoạch ngao chết vào 1 điểm để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường nước”, ông Hà nói.
Mai Chiến
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Để mẹ không phải xa nhà, Trần Mai Ril quyết định khởi nghiệp trồng nấm để bố mẹ sum họp…
(Thanh Hóa) Để các sản phẩm OCOP bay xa đòi hỏi các chủ thể không ngừng nghiên cứu, sáng tạo,…
Hơn 30 năm sau, tôi gặp lại Hồng Khiêm ngày nào nay đã là NSND…
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…