Cụm từ “Nông nghiệp hữu cơ” đang được ngành nông nghiệp nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua. Vậy, nông nghiệp hữu cơ đang phát triển tại Việt Nam ra sao?
Nền nông nghiệp hữu cơ của nước ta đang từng bước hoàn thiện và phát triển. Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch từng nói: “Nền nông nghiệp hữu cơ đã có chỗ đứng trong nền nông nghiệp Việt Nam”. Có thể thấy rằng, nông nghiệp hữu cơ đã nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương…
Những kết quả đáng mừng
3 năm qua, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 chính thức có hiệu lực đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp hữu cơ của nước nhà.
Hiện tại, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt hơn 61.000 ha. Ảnh: Mai Chiến
Bộ NN-PTNT cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, xanh, hữu cơ. Theo đó, không chạy theo năng suất, sản lượng mà tập trung nhiều vào chất lượng nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, xanh, hữu cơ có hiệu quả kinh tế được phát triển rộng rãi.
Phát biểu tại Hội nghị “Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN lần thứ 44” theo hình thức trực tuyến diễn ra vào cuối tháng 10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, tại Việt Nam, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong Chiến lược này, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế”, hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh”.
Song song với mục tiêu duy trì, cải thiện năng suất, sản lượng, nền nông nghiệp cần phát triển tích hợp “đa giá trị” để tạo ra giá trị tăng thêm dựa trên khai thác hiệu quả các nguồn lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo thống kê, tính đến nay cả nước có 59/63 tỉnh, thành phố triển khai nông nghiệp hữu cơ. Năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đạt trên 174.000 ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất Châu Á.
Trong đó, diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt hơn 61.000 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ hơn 100.000 ha và diện tích thu hái tự nhiên nông nghiệp hữu cơ hơn 12.000 ha.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 335 triệu USD/năm, xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới. Số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ hơn 17.000 đơn vị, 555 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu…
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, đánh dấu lần đầu tiên ngành nông nghiệp Việt Nam đặt ra kế hoạch cụ thể hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái, minh bạch, có trách nhiệm như chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ đang được triển khai mạnh mẽ, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
Mục tiêu đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ của nước ta đạt khoảng 2,5 - 3% tổng diện tích đất nông nghiệp; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất hữu cơ cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ…
Nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, nước ta có nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ, song chúng ta cần phải làm thế nào để biến tiềm năng, dư địa đó thành hiện thực. Và, chuyển hóa để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững trong thời gian tới.
Theo ông Tiến, lực lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam ngày một đông đảo, đóng góp đáng kể vào sự phát triển lĩnh vực này trong thời gian qua.
Mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng hữu cơ ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Mai Chiến
Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam Phạm Minh Đức cho hay: Giai đoạn sau Nghị định 109 năm 2018, nghĩa là từ năm 2018 đến thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp làm chứng nhận tăng, với 164 doanh nghiệp đang có chứng nhận USDA.
Qua khảo sát, cả nước có hơn 200 sản phẩm đã có chứng nhận hữu cơ. Ngoài xuất khẩu thô, thì doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đóng gói.
Nói thêm về chứng nhận USDA tại Việt Nam, ông Đức chia sẻ, đã từng có 269 doanh nghiệp có chứng nhận USDA; hiện tại có 164 doanh nghiệp được chứng nhận, 18 doanh nghiệp đang có chứng nhận nhưng phải tạm dừng (do vi phạm lỗi), 86 đã có chứng nhận nhưng không kinh doanh được và 1 doanh nghiệp buộc phải thu hồi chứng nhận.
“Hiện nay, có 7 tổ chức chứng nhận quốc tế đang hoạt động và cấp chứng chỉ USDA tại Việt Nam. Trong đó, Công ty Control Union chiếm 71%, Công ty OneCert chiếm 10%, Công ty Maya chiếm 3%, Công ty Ecocert chiếm 5%, Công ty BioAfri Cert chiếm 1%, Công ty ACT chiếm 2%, Công ty Ceres chiếm 8%.
Tỷ lệ doanh nghiệp chiếm 94%, hộ dân chiếm 6% có chứng nhận USDA. Về tỷ lệ chứng nhận USDA theo vùng miền, có miền Nam chiếm 61%, còn lại là miền Bắc và miền Trung, Tây nguyên…”, ông Đức thông tin thêm.
Chia sẻ về những thuận lợi phát triển nông nghiệp hữu cơ, TSHK. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cho biết, điều kiện tự nhiên phát triển nông nghiệp hữu cơ rất thuận lợi cho các vùng miền, bởi Việt Nam là một nước đa dạng sinh học nhất thế giới.
Chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã gần như đầy đủ cơ sở pháp lý cho các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện sản xuất, tiêu thụ và hỗ trợ lĩnh vực sản xuất hữu cơ. Phong trào nông nghiệp hữu cơ phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chủng loại trong phạm vi cả nước.
Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với các quốc gia trên thế giới, đồng thời gia nhiều Hiệp định thương mại khu vực và quốc tế như WTO, FTA, CPTPP… Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên Việt Nam và thế giới vẫn giữ được mức phát triển ổn định trong khủng hoảng kinh tế và bước vào giai đoạn mới.
Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho rằng, hệ thống văn bản quy phạm về nông nghiệp hữu cơ nói chung và các văn bản hướng dẫn đối với từng lĩnh vực được các cơ quan bộ ngành ở trung ương và địa phương quan tâm hoàn thiện và bổ sung đầy đủ.
Đến nay, có hơn 90% các địa phương trên cả nước quan tâm và chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích sản xuất hữu cơ, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng người sản xuất, doanh nghiệp.
Số lượng các mô hình sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ theo quy trình canh tác hữu cơ tại các địa phương ngày càng nhiều giúp cho diện tích sản xuất hữu cơ tăng nhanh, qua đó nâng cao chất lượng nông sản so với canh tác theo phương thức truyền thống.
“Không những thế, nhận thức và sự quan tâm của xã hội, người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế ngày càng được nâng lên”, ông Duy nhấn mạnh.
Mai Chiến
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật các quy định xung quanh nhóm sản phẩm hữu cơ…
Lào Cai – Nhờ trồng cây quế hữu cơ đã giúp bà con thiểu số ở xã Nậm Lúc, huyện…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Các chủ trương, chính sách để phát triển phân bón hữu cơ đã được xây dựng ngay từ giai đoạn…
(Hà Tĩnh) Nhờ chuyển đổi đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phong trào sản xuất nông nghiệp sạch, nông…
Theo Sở NN-PTNN tỉnh Đắk Nông, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa hình thành các vùng sản xuất nông…
Dù không có lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng đến nay Đồng Nai đã có 2 loại…
(Lào Cai) Chè Shan tuyết đã tiếp cận được thị trường EU và Mỹ, đồng thời nhân rộng được diện…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…