Theo báo cáo của Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến sản lượng thu hoạch các loại cây ăn trái tại các tỉnh, thành phía Nam trong quý I-2022 đạt hơn 1,8 triệu tấn, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 69%, vùng Đông Nam Bộ 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 14% và Tây Nguyên chiếm 4%.
Các loại cây ăn trái có sản lượng thu hoạch trái nhiều, gồm thanh long, chuối, xoài, mít, bưởi, cam, dứa và sầu riêng, với tổng sản lượng hơn 1,35 triệu tấn. Trong tháng 1-2022, các tỉnh, thành phía Nam sẽ thu hoạch hơn 113.100 tấn thanh long, 86.000 tấn chuối, 515.500 tấn xoài, 504.640 tấn bưởi, 481.200 tấn dứa, 476.000 tấn mít, 357.350 tấn cam và hơn 198.880 tấn sầu riêng.
Người nông dân Cần Thơ đang thu hoạch trái cây.
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho biết: Trong quý I/2022, việc tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả của các tỉnh phía Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Ngoài nguyên nhân do dịch Covid-19 thì việc tiêu thụ trái cây còn vướng các quy định mới về yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... của các thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó, chi phí sản xuất, giá vật tư nông nghiệp tăng cao tác động đến chi phí đầu vào, tăng giá thành sản xuất làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Cụ thể như với quả xoài-trái cây chủ lực của tỉnh Đồng Tháp hiện cũng gặp khó trong sản xuất và tiêu thụ.
Ông Võ Việt Hưng, thành viên Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chia sẻ: Năm nay lượng tiêu thụ xoài kém hơn hẳn và giá cũng thấp hơn 30% so với năm ngoái, kéo lợi nhuận của nông dân xuống thấp. Không chỉ các công ty chế biến xuất khẩu thu mua ít mà lượng bán đi các tỉnh trong nước cũng giảm rõ rệt, do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong nhiều thời điểm, nên ảnh hưởng lớn đến sức mua và lưu thông hàng hóa.
Theo nhận định của nhiều nhà vườn, thì mặc dù cuối năm là cao điểm của thu mua trái cây cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhưng năm nay không khí cũng kém sôi động.
Đáng chú ý là thị trường xuất khẩu trọng điểm Trung Quốc ban hành thêm nhiều quy định mới về thủ tục và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm xuất, nhập khẩu theo Lệnh 248, 249 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 chắc chắn sẽ tác động đến số lượng doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường này, từ đó có thể khiến lượng trái cây Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam sẽ giảm xuống.
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đang tăng cường các biện pháp kiểm tra hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 nên sẽ làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu.
Ngoài ra, theo Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên thì Trung Quốc dự định sẽ ngừng dịch vụ cảng biển xuất nhập khẩu ít nhất 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Điều này làm gia tăng tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có nông sản Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng trái cây tươi không bảo quản được lâu.
Trong khi đó, các thị trường như châu Âu, Mỹ... dù nhu cầu tiêu thụ nông sản đang phục hồi rõ rệt nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước lại gặp khó khăn khi chi phí tàu, container… tăng cao gấp hơn 10 lần so với thời điểm trước dịch Covid-19, cũng tác động lớn tới thị trường tiêu thụ trái cây trong nước.
Lượng trái cây cần thu hoạch và tiêu thụ hiện nay là rất lớn. Hiện nay, khi đầu ra xuất khẩu một số loại trái cây có phần gặp khó thì việc đẩy mạnh các hoạt động bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại nội địa là rất cần thiết nhằm giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương cần quan tâm rà soát, thống kê kỹ diện tích, sản lượng từng loại trái cây đang bước vào thu hoạch và chuẩn bị thu hoạch để có giải pháp đẩy mạnh kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm, hỗ trợ nông dân tiêu thụ kịp thời.
Quốc Tùng (T/h)
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Trong 02 ngày (21 - 22/3), Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Quản lý đất đai…
Tạp chí Hữu cơ Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, cụ thể:
Chiều 25/3, tại Trung tâm OCOP huyện Lạc Dương, lần đầu tiên Chợ phiên nông sản hữu cơ huyện Lạc…
Tiếp nối thành công của Giải thưởng Hữu cơ EU lần thứ nhất, việc đăng ký để dự thi tại…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…