Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của các quốc gia, hướng tới nông nghiệp tăng trưởng xanh, bền vững.
Nông nghiệp tuần hoàn là một giải pháp hợp lý nhằm tiết giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song mới chú trọng tăng năng suất mà chưa quan tâm tới các yếu tố khác trong sản xuất nhằm mang lại giá trị gia tăng cho chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
Việc hướng đến nông nghiệp bền vững là một xu hướng tất yếu để chúng ta hướng đến. Trong đó, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cũng đang là nội dung được đưa bàn thảo về tính khả thi, hiệu quả và đi vào cuộc sống.
Ảnh minh họa.
Vậy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Có thể hiểu đây là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, chất thải, phế phụ phẩm.., làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải, bảo vệ môi trường.
Hay hiểu cách khác, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là nền nông nghiệp áp dụng các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn vào thực hành sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp. Mục đích của kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là không sử dụng nhiều diện tích hoặc tài nguyên hơn mức cần thiết.
Nhận biết kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
Mặc dù kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam đến nay chưa đầy đủ và đúng nghĩa, song một số mô hình gần với kinh tế tuần hoàn đã và đang xuất hiện, tạo cơ hội cho kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phát triển.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, hiện nay chúng ta đang có 3 loại mô hình phổ biến trong nông nghiệp.
Thứ nhất là mô hình tạo và dùng khí đốt từ chất thải, nước thải trong chăn nuôi, trồng trọt. Ví dụ như mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) được áp dụng phổ biến ở Việt Nam từ những năm 1980 và được coi là hình thức nông nghiệp tuần hoàn đơn giản nhất.
Hay mô hình Luân canh “lúa, tôm”, “lúa, cá” được áp dụng ở các tỉnh ĐBSCL, mô hình “lúa, cá” được thực hiện ở ở các tỉnh ĐBSH. Mô hình này không sử dụng thuốc BVTV, kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường.
Hoặc mô hình trồng lúa - nấm - phân hữu cơ - cây ăn quả được phổ biến ở hầu khắp cả nước. Đây là mô hình tận dụng nguyên liệu từ phụ phẩm rơm rạ trong trồng lúa để trồng nấm, bã rơm rạ sau khi thu hoạch nấm được tận dụng để bón cho cây trồng (cây ăn quả, rau màu).
Mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn.
Thứ hai là mô hình tuần hoàn lấy phế phụ phẩm trong nông nghiệp làm chất xúc tác hay tạo ra các sản phẩm có giá trị khác.
Đây là mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp sử dụng các phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ, đáp ứng yêu cầu sản xuất sạch hơn và giảm thiểu phát thải, khí nhà kính.
Hay sản xuất tổng hợp bò - trùn quế - cỏ/ngô - gia súc, gia cầm – cá là tận dụng phụ phẩm chăn nuôi để nuôi trùn quế làm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và phân bón cho cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
Có lẽ đang được nhắc nhiều hơn ở mô hình này chính là chăn nuôi an toàn sinh học 4F (Farm-Food-Feed-Ferlitizer) mà Tập đoàn Quế Lâm đang áp dụng hiện nay theo đúng nghĩa đầu tiên trong nông nghiệp – kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Đây là mô hình sản xuất có chu trình khép kín, chất thải trong trang trại được thu gom và xử lý để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ trồng trọt.
Dự án 4F của Tập đoàn Quế Lâm được coi là hiện thực hóa khái niệm “kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”.
Thứ ba đó là mô hình tiết chế hóa gồm “Vòng tuần hoàn xanh” trong các trang trại bò sữa và nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước.
Với “Vòng tuần hoàn xanh” trong các trang trại bò sữa được hiểu là có quy trình chăn nuôi khép kín từ làm đất, trồng cỏ, chăm sóc bò đến xử lý chất thải để tạo “vòng tuần hoàn xanh”.
Còn với nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước là hệ thống tuần hoàn (RAS) đã được ứng dụng nhờ khả năng tạo ra môi trường ổn định cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển, hạn chế ô nhiễm môi trường.
“Đòn bẩy” khoa học công nghệ
Nghiên cứu, ứng dụng KHCN để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng. KHCN giúp nhà sản xuất giải quyết các vấn đề trọng tâm của ngành nông nghiệp và các vấn đề mà thực tiễn sản xuất yêu cầu. Nó đã tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho hàng hoá nông sản và ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu, chuyển giao KHCN giúp tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giảm thiểu sử dụng tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.
Ứng dụng khoa học công nghệ được coi là đòn bẩy thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, để kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phát triển, thì việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số hóa trong nông nghiệp là “đòn bẩy” không thể thiếu. Hiện nay, nhiều công nghệ được ứng dụng như hệ thống nhà màng, nhà kính, nhà lưới kết hợp với ứng dụng công nghệ số để điều khiển tự động hoặc bán tự động; BigData, IoT, AI...
Cùng với đó, chúng ta cần phải cải thiện cơ cấu giống và tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Điều đáng mừng từ 2013-2020, Việt Nam đã công nhận 529 giống mới. Đây là một trong những kết quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và chất lượng của nông nghiệp. Bởi, hầu hết các giống cây trồng cho năng suất vượt từ 10-15% đối với giống cùng loại.
Hải Sơn( Tổng hợp)
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…