Với tổng diện tích mặt nước lên tới 1 triệu ha, đường bờ biển dài 3.260km, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nuôi trồng ngành hàng nhuyễn thể.
Nhuyễn thể - đối tượng nuôi chủ lực của nhiều địa phương
Tổng cục Thủy sản cho biết, nhuyễn thể được xác định là một trong những ngành hàng chủ lực bởi giá trị kinh tế và tiềm năng phát triển với các thị trường chính gồm: EU, Bắc Mỹ, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nghêu, sò, ốc, điệp.
Ngao xuất khẩu sang EU của Công ty Ngao Lenger Việt Nam
Trong đó, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương có tiềm năng phát triển nuôi nhuyễn thể.
Đến nay, nhuyễn thể của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 42 nước trên toàn thế giới. Theo thống kê, năm 2021, sản lượng nhuyễn thể thu hoạch cả nước ước đạt trên 300.000 tấn. Riêng diện tích nuôi nghêu ước khoảng trên 15.720 ha, sản lượng ước đạt 190.000 tấn, năng suất đạt 11,82 tấn/ha.
Hiện nay, cả nước có khoảng gần 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nhuyễn thể; trong đó chủ yếu sản xuất giống nghêu. Sản lượng giống nghêu hàng năm hơn 130 tỷ con, đáp ứng được trên 60% nhu cầu nuôi.
Nhiều địa phương, hợp tác xã và người dân đã chủ động được công nghệ sản xuất giống nhiều đối tượng nhuyễn thể chủ lực, kết hợp chế biến trên trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Nam Định là tỉnh có diện tích nuôi ngao lớn nhất nhì cả nước. Trong cơ cấu ngành thủy sản đến năm 2025, Nam Định chọn ngao là đối tượng chủ lực trong phát triển kinh tế biển với 2 vùng nuôi hàng hóa tập trung tại huyện Giao Thủy (khoảng 1.800 ha) và Nghĩa Hưng (500 ha).
Theo bà Hà Lan Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, năm 2021, các vùng nuôi ngao thương phẩm của tỉnh phát triển ổn định, với diện tích nuôi là 2.350 ha, sản lượng ngao đạt 43.234 tấn, tăng 4,42% so với năm 2020. Xuất khẩu tươi sống tiểu ngạch và xuất cho các nhà máy chế biến xuất khẩu gần 70% sản lượng, tiêu thụ tại các siêu thị và thị trường trong nước chiếm khoảng 30%.
Đặc biệt, "Vùng nuôi liên kết Lerger Farm" 500ha của các cơ sở nuôi ngao ở xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) liên kết với Công ty Ngao Lenger đã được chứng nhận nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC và ASC/CoC đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới.
“Chứng nhận nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC và ASC/CoC được ví như "Visa Vip" để các sản phẩm ngao của Nam Định đi vào nhiều thị trường trên thế giới; nhất là châu Âu, Nhật Bản và hệ thống siêu thị cao cấp tại Trung Quốc, mang lại giá trị cao từ 2 đến 3 lần”, vị này nhấn mạnh.
Năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể sang EU tăng mạnh
Ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin: Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể đạt hơn 125 triệu USD; trong đó: ngao (nghêu) đạt hơn 107 triệu USD; sò điệp đạt hơn 12,3 triệu USD; hàu đạt hơn 5,6 triệu USD…
Biểu đồ đánh giá kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019, 2020, 2021
Thị trường xuất khẩu nhuyễn thể sang sang EU đạt hơn 88,7 triệu USD, tăng 37,9% so với năm 2020; xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 18 triệu USD, tăng trưởng 139,8%; xuất khẩu vào thị trường châu Á đạt hơn 15 triệu USD, tăng trưởng 0,4% (trong đó, sang Nhật Bản đạt gần 3,5 triệu USD, tăng trưởng 6,6%).
Năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường EU tăng mạnh; trong đó, xuất khẩu sản phẩm nghêu tăng 42% với 78 triệu USD.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, nhu cầu thị trường quốc tế về các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ rất cao. Hiện sản lượng thu hoạch ngao ở nước ta chưa đáp ứng đủ các đơn đặt hàng từ châu Âu.
Tuy nhiên, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm này tại nước này chưa nhiều; sản phẩm thiếu đa dạng, và ít giá trị gia tăng; khâu quảng bá, phát triển thương hiệu, thị trường còn hạn chế.
Ông Tiệp minh chứng bằng số các lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu vẫn bị nước ngoài cảnh báo, trong đó: Thị trường EU cảnh báo 3 lô nghêu hấp nhiễm Salmonella (năm 2021); thị trường Đài Loan cảnh báo hàu tươi ướp đá từ Vân Đồn - Quảng Ninh phát hiện Norovirus (năm 2020: 10 lô, năm 2021: 2 lô).
Để khai thác hiệu quả cơ hội, nhất là việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do, đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2022 cao hơn năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Tổng cục Thủy sản phải tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế.
Với Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản cần chủ động, thường xuyên đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất giải pháp, kịp thời thông tin để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. Chủ động xác định các sản phẩm nhuyễn thể chế biến có giá trị, phù hợp với thị hiếu vào các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là một ưu tiên mà Cục cần làm.
Với Cục Thú y, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản phải phối hợp tăng cường kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm. Đây là cơ sở để xây dựng, phát triển cơ sở, vùng sản xuất giống, nuôi nhuyễn thể an toàn dịch bệnh, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Về phía địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân tham gia nuôi trồng nhuyễn thể, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ sở cần hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC…) để nâng cao giá trị sản phẩm.
Mai Chiến
Một ngôi nhà Hữu cơ được thiết kế vô cùng độc đáo nằm ở bãi biển phía Bắc Sydney (Australia)…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Người sáng lập thương hiệu rượu vang Dry Farm Wines, ông Todd White cho biết, ông nguyện cả đời làm…
Huyền thoại của CLB Manchester United và đội tuyển Anh, David Beckham đang có một dự án nhỏ về vườn…
Ngày 9-11-2023, tại xã Tiên Long (Châu Thành), Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp Bến…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9, WinCommerce tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài xuyên suốt tháng 11 tại…
Hướng đến lối sống tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ…
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả Hồng vành khuyên, chị Vương…
Tháng 10 về, trên những cánh đồng ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, lúa bắt đầu ngả vàng. Bông…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…