Để đảm bảo việc chăn nuôi cho năng suất cao, bà con nông dân cần nắm rõ chỉ số này.
Bà con cần nắm rõ chỉ số FCR để chăn nuôi cho nâng suất cao
Đới bà con, chăn nuôi gia súc, gia cầm lượng thức ăn thường chiếm 60-70% giá thành sản phẩm. Vì thế, việc tối ưu hóa việc sử dụng thức ăn sao cho hiệu quả là cực kì quan trọng. Dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ được cho ăn như thế nào để năng xuất cao nhất.
Để cụ thể hóa vấn đề này, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm phân tích chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật gọi là “Hệ số chuyển hóa thức ăn”, thường gọi là FCR, viết tắt từ cụm từ “Feed Conversion Ratio”.
Giải thích rõ hơn, FCR là lượng thức ăn tiêu tốn để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Theo dõi chỉ tiêu FCR trong chăn nuôi cần thiết và hữu ích vì giúp cho người nuôi có cái nhìn chính xác về cách sử dụng thức ăn của mình đã thực sự phù hợp và hiệu quả chưa, từ đó tìm cách điều chỉnh.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến FCR tăng, thông thường là do chất lượng các loại thực liệu không tốt, hoặc thành phần dinh dưỡng không đủ, không cân đối. Đặc biệt, FCR còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
1. Lượng thức ăn dù có tốt nhưng nếu cách ăn không phù hợp thì FCR sẽ tăng. Cụ thể là không nên thường xuyên thay đổi chủng loại thức ăn trong quá trình nuôi, số bữa ăn cho vật nuôi cần ổn định, định lượng khẩu phần cho ăn cần theo hướng dẫn và theo thể trọng thực tế của vật nuôi nhằm giúp cho vật nuôi có đủ nhu cầu dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn được tốt nhất.
2. Chất lượng con giống. Các giống cao sản đã được chọn lọc đều có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt, nghĩa là FCR thấp hơn các giống bản địa.
3. FCR càng thấp hơn các giai đoạn phát triển về sau, vì thế chúng ta hiểu lý do vì sao khuyến cáo nuôi heo thịt nên xuất chuồng vào lúc heo xấp xỉ một tạ hoặc nuôi bò thịt, trâu thịt thì nên bán ở độ tuổi 18 đến 24 tháng. Các loại gia cầm nuôi thịt và lấy trứng tuy khác nhau theo giống nhưng cũng có ngưỡng trọng lượng cần bán thịt hoặc ngưỡng tuổi đẻ cần thanh lý thay đàn tương tự. Nếu tiếp tục nuôi thì vật nuôi vẫn tăng trọng, vẫn đẻ nhưng tốc độ tăng trọng và năng suất đẻ không tương quan hiệu quả với mức tiêu tốn thức ăn, FCR càng lúc càng cao, hiệu quả kinh tế càng lúc càng giảm.
4. Cách thức quản lý. Thức ăn nếu không được bảo quản đúng cách sẽ giảm chất lượng và dẫn đến FCR tăng hoặc như điều kiện chuồng trại kém vệ sinh, môi trường chăn nuôi quá nóng hoặc quá lạnh đều làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của vật nuôi và có nghĩa FCR sẽ tăng.
5. FCR sẽ tăng khi vật nuôi mắc bệnh cả trong giai đoạn đang điều trị và hồi phục sau điều trị. Tuy nhiên, đây là yếu tố khách quan không thể điều chỉnh mà chỉ có thể giảm bớt rủi ro này bằng cách thực hiện chặt chẽ và đúng kỹ thuật khâu vệ sinh phòng bệnh và trị bệnh.
Như đã đề cập, nếu tất cả các khoản chi đều được ghi lưu để sử dụng cho công việc hạch toán hiệu quả chăn nuôi là yêu cầu lý tưởng hơn hết, tuy nhiên đối với điều kiện thực tế của phần lớn hộ chăn nuôi thì yêu cầu này khó thực hiện đầy đủ.
Vì vậy, hộ chăn nuôi trước mắt chỉ cần tập trung vào việc ghi số liệu liên quan diễn tiến sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn để ít nhất có thể phân tích FCR là cơ bản đủ để đánh giá được hiệu quả chăn nuôi của gia đình nhằm có các hướng điều chỉnh sao cho công sức và vốn liếng bỏ ra có thể thu về lợi nhuận tương xứng.
Quang Dũng (T/h)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Lúa mô hình phát triển khỏe, cải thiện về năng suất và giảm chi phí sản xuất, giúp nông dân…
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân. Trước đây, người dân…
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn…
Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu cả trước mắt…
Nhiều hộ trồng chuối ở tỉnh Lào Cai đã chuyển diện tích trồng chuối trước đây sang trồng chè, quế……
Ngày 26/8, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục…
Tỉnh Đoàn Đồng Nai cùng đơn vị đối tác đã hỗ trợ thành lập Hợp tác xã nông nghiệp số…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (NN&PTNT) phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện…
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Thấy ở quê có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang để cỏ mọc…
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…