Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Quế Lâm đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân bón hữu cơ, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ trên phạm vi cả nước với hệ thống 14 Công ty thành viên.
Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: An Lãng
Trong đó, có 8 nhà máy sản xuất phân bón đang hoạt động, trải đều trên khắp các vùng; 1 Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; 1 Công ty chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm phân bón Quế Lâm tại thị trường Campuchia...
Ông Nguyễn Hồng Lam - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm cho biết, hiện tại Quế Lâm đã xây dựng thành công Tổ hợp 4F, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên hoàn thiện được một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn tiên tiến nhất, gắn kết giữa trồng trọt, chăn nuôi, khép kín đầu vào và đầu ra của ngành nông nghiệp.
Quan trọng hơn cả, nhờ kiên định xây dựng các mô hình liên kết, đến thời điểm này, Quế Lâm đã ký kết hợp tác với gần 30 tỉnh thành từ Sơn La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng...
Xây dựng hàng trăm mô hình liên kết với các địa phương và hàng vạn hộ nông dân để trồng thanh long, dưa hấu, hành tím, bưởi da xanh, chè, cà phê, các giống lúa, lúa tôm,... và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân từ chăn nuôi đến trồng trọt.
Với 40 năm kinh nghiệm làm nông nghiệp hữu cơ, ông Lam cho rằng, nút thắt của nông nghiệp hữu cơ, cũng là nút thắt của ngành nông nghiệp. Nếu tháo gỡ được 3 nút thắt này chắc chắn ngành nông nghiệp sẽ thành công.
Thứ nhất là thực trạng khai thác tài nguyên đến mức cạn kiệt. Thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất. Thứ ba là vấn đề sức khỏe cây trồng, vật nuôi, sức khỏe người tiêu dùng.
“Đảng, Nhà nước, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cùng nhau giải quyết được 3 vấn đề này, nông nghiệp hữu cơ mới có thể coi là thực sự thành công”, ông Lam nhấn mạnh.
Ông Lam tâm sự: Có người cho rằng mấu chốt của nông nghiệp hữu cơ nằm ở cơ chế chính sách, tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề này và định hướng phát triển, Đảng, Nhà nước đã xác định nền nông nghiệp Việt Nam phải là kinh tế nông nghiệp, phải là nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; có nghĩa rằng con đường đối với nông nghiệp hữu cơ đang rất rộng mở.
Chính sách cũng vậy, rất đầy đủ, vấn đề là ở cách thức tổ chức triển khai, thực hiện mà thôi. Bài học tôi đúc rút từ hành trình của cá nhân và của Quế Lâm là xây dựng lòng tin. Chỉ có xây dựng lòng tin bằng việc chứng minh hiệu quả từ các mô hình đã thành công mới có thể phát triển được nông nghiệp hữu cơ một cách bài bản.
Xây dựng lòng tin
Ông Nguyễn Hồng Lam chia sẻ, xây dựng lòng tin là nói đi đôi với làm, đặc biệt là với người nông dân, lấy thực tiễn để chứng minh hiệu quả. Quế Lâm xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và hỗ trợ đầu vào, quy trình kỹ thuật và bao tiêu đầu ra giúp người nông dân, tất cả tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn không bỏ đi bất cứ thứ gì.
Mô hình nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm. Ảnh: An Lãng
Quế Lâm đã xây dựng thành công các chuỗi liên kết sản xuất với người nông dân, các hợp tác xã, các địa phương ban hành quy trình sản xuất ra gạo hữu cơ khép kín, an toàn và chất lượng cao, quy trình kỹ thuật chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học.
Từ việc chủ động vật tư đầu vào, công nghệ sản xuất men vi sinh độc quyền đến các quy trình khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm tập đoàn đã tạo nên một hệ sinh thái mà ở đó giá trị cốt lõi là vì người nông dân.
“Chỉ có lòng tin mới thay đổi được nhận thức, tư duy của người nông dân. Chúng tôi bỏ công sức, tiền bạc để xây dựng các mô hình và chứng minh được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường, đảm bảo lợi ích trực tiếp của người nông dân. Từ đó người nông dân thấy hiệu quả và tự họ thay đổi”, ông Lam nhấn mạnh.
Câu chuyện xây dựng lòng tin thứ 2 mà ông Lam muốn nhắc đến là xây dựng lòng tin với người tiêu dùng bằng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của sản phẩm, kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất để chứng minh chất lượng sản phẩm nông sản hữu cơ. Các mô hình liên kết của Quế Lâm từ khâu đầu vào phải đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chuỗi nông sản đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn hữu cơ.
Chỉ có quy trình đạt chuẩn, sản phẩm đạt chuẩn mới có thể đảm bảo đầu ra cho người nông dân và thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng. Từ trường học đến các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị quân đội và khách hàng của Quế Lâm có thể trực tiếp trải nghiệm quy trình sản xuất, giao lưu với người sản xuất, dùng thử sản phẩm và dần dần bị thuyết phục bởi chất lượng.
Thứ ba là xây dựng lòng tin với Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, các địa phương… Thực tế, hiện nay chúng ta có rất nhiều chính sách nhưng để hỗ trợ người nông dân không phải chuyện đơn giản. Hỗ trợ làm sao cho đúng, cho trúng, thiết thực thì đòi hỏi những mô hình liên kết thực chất, hiệu quả thực chất và có cơ sở khoa học để chứng minh.
“Quế Lâm là doanh nghiệp tiên phong thành lập hội đồng khoa học, thành lập viện nghiên cứu khoa học từ đó tạo nên một môi trường thực chất, môi trường tốt nhất cho các nhà khoa học đóng góp trí tuệ của họ.
Những thành tựu nghiên cứu khoa học của Quế Lâm cho thấy, chỉ khi có một một môi trường đủ tốt thì nhà khoa học mới phát huy hết khả năng của mình để đóng góp cho lĩnh vực nông nghiệp. Cho nên, xây dựng môi trường, điều kiện làm việc cũng là hành động góp phần thay đổi tư duy của nhà khoa học…”, ông Lam nói.
Cần sự đồng hành của cả hệ thống chính trị
Từ những bài học thực tiễn thành công ở Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hà Tĩnh…, ông Lam rút ra kinh nghiệm thực tế là ở nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc thực sự quyết liệt, thực sự có khát vọng mới có thể thành công.
Tập đoàn Quế Lâm phối hợp với các địa phương thực hiện các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ. Ảnh: An Lãng
“Địa phương nào mà lãnh đạo đứng đầu mong mỏi thực sự, có khát vọng thực sự thì chúng tôi mới hợp tác, bởi nếu người đứng đầu không thay đổi nhận thức, tư duy thì trông mong gì địa phương đó thay đổi, trông mong gì người dân ở đó thay đổi…”, ông Lam thổ lộ.
Theo ông Lam, mục tiêu của Tập đoàn Quế Lâm là quyết tâm, làm bằng được để góp sức, chung tay cùng với ngành nông nghiệp hướng đến sự tử tế, nông nghiệp trách nhiệm. Nhưng đó mới chỉ là tâm huyết, trách nhiệm từ phía doanh nghiệp, còn về lâu dài phải xây dựng cơ chế đặt hàng cho doanh nghiệp, nhà khoa học, thậm chí là nông dân bởi chỉ có như vậy chúng ta mới có thể sản xuất theo tín hiệu thị trường, mới đảm bảo được niềm tin cho sản phẩm của chúng ta.
Hiện tại, đã có rất nhiều doanh nghiệp, hàng vạn hộ nông dân, hàng chục địa phương cùng đồng hành với Quế Lâm. Đặc biệt nhất là chủ trương, chính sách đầy đủ thì không có lý do gì nông nghiệp hữu cơ không lan tỏa. Ngày càng nhiều tỉnh tiếp bước và đồng hành cùng Quế Lâm làm nông nghiệp hữu cơ một cách đàng hoàng, chắc chắn, minh bạch.
“Rõ ràng trong thời gian gần đây, nhận thức về nông nghiệp đã có nhiều sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt so với trước; nhưng đâu đó vẫn còn nhiều rào cản đòi hỏi phải có quyết tâm cao mới thay đổi được. Cả một quá trình, nhưng đó là điều bắt buộc và chúng ta phải kiên trì, không có con đường nào khác”, ông Lam quả quyết.
Mai Chiến
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Nhận thấy được nhiều lợi ích lâu dài, nông dân ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ngày càng hưởng ứng…
Mô hình Cánh đồng sạch, không đốt rơm rạ cùng với đó người dân được tập huấn và hướng dẫn cách…
Ngày hội Hữu cơ châu Á đồng thời là Ngày Hữu cơ Việt Nam được Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Canh tác chè hữu cơ giúp duy trì và cải thiện các đặc tính, chức năng của đất, các chỉ tiêu về…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm,…
Tích cực đổi mới, đoàn kết làm giàu và giảm nghèo bền vững, nhiều nông dân xã Ninh Loan, huyện…
Nhằm đánh thức tiềm năng, bắt kịp xu thế và thích ứng biến đổi khí hậu, Hải Dương đang nỗ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Hà Nội ban hành nhiều chính sách thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ…
Sáng 22-9, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường…
LTS: Tham dự “Ngày Hữu cơ châu Á - Ngày Hữu cơ Việt Nam” 19/9 vừa qua, Giám đốc Sở…
Từ lâu, huyện Ba Chẽ được biết đến là địa phương có nhiều loài dược liệu quý như: Ba kích…
LTS: Ngày 19/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp cùng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…