Trung bình, mỗi tháng Nông trại rau hữu cơ GenXanh cung ứng ra thị trường khoảng 4 - 5 tấn rau, củ đạt chuẩn hữu cơ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thành phố Hà Nội.
“Biến” đất hoang thành nông trại hữu cơ
Năm 2016, anh (SN 1982) biết đến mô hình nông nghiệp hữu cơ khi đang học nghiên cứu sinh bên Nhật Bản. Sau khi trở về nước, anh đã nung nấu ý tưởng trồng rau hữu cơ để cung cấp ra thị trường.
Anh Nguyễn Đức Chinh (thứ 2 từ trái qua phải) trò chuyện với khách tham quan. Ảnh: An Lãng
Được sự ủng hộ nhiệt tình của vợ là chị Nguyễn Thị Duyên, anh Chinh đã cùng chị Duyên đi tìm những bãi đất hoang ở ngoại thành Hà Nội để thực hiện hóa ước mơ làm rau sạch.
“Vợ chồng tôi đã tìm được vùng đất bỏ hoang ở bãi sông Đáy thuộc xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (TP. Hà Nội). Thời điểm đó, cỏ mọc um tùm, cao gần nửa người, nhưng không làm vợ chồng tôi nhụt chí”, anh Chinh nhớ lại.
Chia sẻ về thời gian đầu, anh Chinh tâm sự, khu đất mà vợ chồng anh thuê được là nơi đồng không mông quạnh, không có điện, nước, xung quanh không có nhà dân, không cửa hàng… Lúc đó, vợ chồng anh phải xắn tay làm tất cả; đầu tư, hoàn thiện các hạng mục.
Vì ít vốn, nên ban đầu, anh Chinh chỉ thuê được 4 công nhân. Trong khi đó, vườn rau rộng bát ngát, làm cỏ bằng tay nên chưa kịp làm sạch cỏ ở nửa bên này thì nửa kia cỏ đã nhú mọc xanh tươi cả ngọn.
Công nhân của GenXanh làm cỏ theo phương pháp thủ công. Ảnh: An Lãng
Anh bảo, canh tác theo quy trình hữu cơ, công việc vất vả nhất là làm cỏ. Vừa mất thời gian, vừa tốn nhiều nhân công. Thế nhưng, trồng được rau sạch đã khó, bán được ra thị trường càng khó hơn, bởi lúc đó sản phẩm rau của nông trại chưa có thương hiệu.
Với sự nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giờ vợ chồng anh Chinh, chị Duyên đã trở thành ông bà chủ của Nông trại rau hữu cơ GenXanh. “Cái tên GenXanh xuất phát từ Genetics tức là nguồn gen xanh được sản xuất theo quy trình hữu cơ, quy trình xanh cho một thế hệ xanh”, anh Chinh lý giải.
Trang trại GenXanh có diện tích rộng hơn 2 ha, nằm bên ven bờ sông Đáy, xa khu công nghiệp, khu vực ô nhiễm…, đảm bảo các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ. Nơi đây, canh tác đủ các loại chủng rau, khoảng 100 loại rau củ khác nhau, được canh tác theo hình thức “mùa nào rau nấy”.
Quy trình canh tác được thực hiện theo phương châm “5 không”. Không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật hóa học, không thuốc diệt cỏ, không chất kích thích sinh trưởng và không giống biến đổi gen.
Sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ Việt Nam
Theo anh Chinh, cái khó khi làm nông nghiệp hữu cơ là phải thay đổi tư duy sản xuất. Bằng cảm quan, chúng ta đều biết rau canh tác theo phương pháp truyền thống thì năng suất cao, lá xanh mướt, đẹp; còn canh tác theo quy trình hữu cơ thì rau lên chậm, năng suất thấp, nhìn bề ngoài không được đẹp mắt.
Trung bình, mỗi tháng GenXanh cung ứng ra thị trường khoảng 4 - 5 tấn rau, củ các loại. Ảnh: An Lãng
“Quy trình sản xuất rau hữu cơ được hình thành dựa trên 3 trụ cột chính là thuận tự nhiên, công nghệ và bản địa. Trong đó, công nghệ là cốt lõi để giảm chi phí, tăng năng suất trong canh tác hữu cơ”, anh Chinh tâm sự.
Hiện nay, với quy mô hơn 2 ha, toàn bộ diện tích của GenXanh được tưới bằng hệ thống nhỏ giọt, qua đó tiết kiệm nguồn nước, đảm bảo độ ẩm cho cây trồng. Quá trình chăm sóc, chủ yếu cho rau “ăn” bằng nguồn phân bón hữu cơ. Và, phòng trừ sâu bọ bằng thuốc sinh học.
Bên cạnh đó, GenXanh còn dùng các công nghệ vi sinh. Bằng cách thu thập, nhân nuôi các chủng vi sinh vật bản địa để nhanh chóng cải tạo đất. Song song với đó là sử dụng các chủng vi sinh vật đã được phân lập và thương mại dùng để ủ phân chuồng, đạm cá, đạm trứng; ủ mục tàn dư thực vật và cỏ dại thành phân trả lại cho đất.
“Một công nghệ nữa mà GenXanh sử dụng là ươm cây giống trong nhà kính, nhằm rút ngắn thời gian canh tác trên đồng ruộng”, anh Chinh thổ lộ.
Nhờ áp dụng nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, năm 2021, sản phẩm rau màu của GenXanh đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ NN-PTNT.
Rau được gói bằng lá dong trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: An Lãng
Theo tính toán của anh Chinh, trung bình mỗi tháng GenXanh cung ứng ra thị trường khoảng 4 - 5 tấn rau, củ đạt chuẩn hữu cơ, với giá bán 35.000 đồng/kg đối với các loại củ, 40.000 đồng/kg rau ăn lá. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở Hà Nội. Ngoài thị trường bán lẻ, rau hữu cơ của GenXanh cũng đã có mặt ở một số cửa hàng tiện ích bán nông sản sạch.
“Nhờ thị trường tiêu thụ ổn định nên nguồn cung nhiều lúc không đáp ứng đủ cho khách hàng. Dự kiến, thời gian tới, trang trại sẽ mở rộng diện tích canh tác hoặc liên kết với một số hộ dân trồng rau hữu cơ. Theo đó, chúng tôi cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát chất lượng và bao tiêu sản phẩm, kết hợp xây dựng chuỗi tiêu thụ lớn hơn”, anh Chinh cho biết.
“Để nông nghiệp hữu cơ phát triển, theo tôi trước hết phải thay đổi nhận thức người nông dân. Bao năm nay, nông dân quen với tư duy dùng thuốc trừ sâu, dùng phân bón hoá học ở trong nông nghiệp. Nông dân có xu hướng rơi vào những thói quen “thâm căn cố đế”, dù những thói quen đó có hại hay có lợi”, anh Nguyễn Đức Chinh chia sẻ. |
Mai Chiến
Từng mông lung, vô định về tương lai, Võ Ngọc Dũng bén duyên với nông nghiệp hữu cơ và tìm…
Một trong những khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần…
Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã…
Thực hành nông nghiệp tốt là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản. Tuy nhiên, sau…
Sơn La là tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển cây ăn quả. Sự chuyển đổi từ…
Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hàng hóa…
Nhận thấy được nhiều lợi ích lâu dài, nông dân ở huyện Hoài Ân (Bình Định) ngày càng hưởng ứng…
Mô hình Cánh đồng sạch, không đốt rơm rạ cùng với đó người dân được tập huấn và hướng dẫn cách…
Ngày hội Hữu cơ châu Á đồng thời là Ngày Hữu cơ Việt Nam được Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Canh tác chè hữu cơ giúp duy trì và cải thiện các đặc tính, chức năng của đất, các chỉ tiêu về…
Tích cực đổi mới, đoàn kết làm giàu và giảm nghèo bền vững, nhiều nông dân xã Ninh Loan, huyện…
Nhằm đánh thức tiềm năng, bắt kịp xu thế và thích ứng biến đổi khí hậu, Hải Dương đang nỗ…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…
Hà Nội ban hành nhiều chính sách thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ…
Sáng 22-9, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường…
LTS: Tham dự “Ngày Hữu cơ châu Á - Ngày Hữu cơ Việt Nam” 19/9 vừa qua, Giám đốc Sở…
Từ lâu, huyện Ba Chẽ được biết đến là địa phương có nhiều loài dược liệu quý như: Ba kích…
LTS: Ngày 19/9/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phối hợp cùng…
Khi đến mùa bo bo rừng chín, người dân lại mang theo các dụng cụ vào rừng hái quả về…
Khu vực châu Phi và Trung Đông chiếm 1/3 dân số thế giới và 60% sức mua toàn cầu, đặc…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…