Bộ NN-PTNT vừa công bố kết quả của ngành đã đạt được trong 9 tháng năm 2022. Theo đó, kim ngạch XK nông sản đến hết tháng 9 ước gần 40,8 tỷ USD.
9 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh; song ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định sản xuất, ứng phó với biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh; tăng cường đàm phán mở cửa thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Nhờ vậy, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.
Rau quả là 1 trong những mặt hàng đạt giá trị XK trên 2 tỷ USD. Ảnh: Mai Chiến
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) của khu vực Nông lâm thủy sản (NLTS) 9 tháng đạt 2,99% so với cùng kỳ 2021; trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,43%, lâm nghiệp tăng 5,2% và thủy sản tăng 4,43%.
Về xuất, nhập khẩu, 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu NLTS khoảng 74,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước (CKNT); trong đó xuất khẩu (XK) ước khoảng 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với CKNT; nhập khẩu (NK) ước khoảng 33,9 tỷ USD, tăng 5,7%; xuất siêu khoảng 6,9 tỷ USD, gấp 2 lần so với CKNT.
Cụ thể, về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước trên 4,2 tỷ USD, tăng 28,7% so với CKNT, nhưng giảm 8,8% so với tháng 8/2022; trong đó, nhóm nông sản chính trên 1,8 tỷ USD, lâm sản chính trên 1,3 tỷ USD, thủy sản 900 triệu USD và chăn nuôi 26,5 triệu USD…
Tính chung 9 tháng, kim ngạch XK ước gần 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với CKNT. Trong đó, XK nhóm nông sản chính trên 16,8 tỷ USD, tăng 7,5%; lâm sản chính khoảng 13,3 tỷ USD, tăng 10,8%; thủy sản trên 8,5 tỷ USD, tăng 38,0%; chăn nuôi 265,5 triệu USD, giảm 18,4%; đầu vào sản xuất gần 1,9 tỷ USD, tăng 49,6%.
Đến nay, có 7 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 2 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ).
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn CKNT như: Cà phê gần 3,1 tỷ USD (tăng 37,6%); cao su trên 2,3 tỷ USD (tăng 7,8%); gạo trên 2,6 tỷ USD (tăng 9,3%); hồ tiêu khoảng 774 triệu USD (tăng 7,7%); sắn và sản phẩm sắn trên 1,0 tỷ USD (tăng 21,0%), cá tra trên 1,9 tỷ USD (tăng 83,3%), tôm gần 3,5 tỷ USD (tăng 24,8%), gỗ và sản phẩm gỗ trên 12,4 tỷ USD (tăng 11,4%); mây, tre, cói thảm 654 triệu USD (tăng 3,4%), phân bón các loại 900 triệu USD (tăng 170,4%); thức ăn gia súc và nguyên liệu 861 triệu USD (tăng 9,7%).
Những mặt hàng giảm gồm: Nhóm hàng rau quả gần 2,5 tỷ USD (giảm 11,1%), hạt điều gần 2,3 tỷ USD (giảm 14,0%), sản phẩm chăn nuôi 265,5 triệu. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm NLTS chế biến ước khoảng tỷ đồng, chiếm khoảng % tỷ trọng xuất khẩu NLTS toàn ngành. 6 USD (giảm 18,4%); dù giá trị XK nhóm sắn và SP sắn tăng 21,0% nhưng giá trị XK của sản phẩm sắn lại giảm 3,8% với giá trị trên 177 triệu USD.
Một số sản phẩm có giá XK bình quân tăng so với CKNT như: Phân bón các loại giá bình quân khoảng 635 USD/T, tăng 82,3%; hạt tiêu khoảng 4.403 USD/T, tăng 30,4%; cà phê khoảng 2.280 USD/T, tăng 21,7%…
Giá XK sang gạo sang tháng 9 bắt đầu tăng nhẹ so với tháng 8 nhưng tính bình quân thì giá XK khoảng 485 USD/T, giảm 8,3% so với CKTN; hạt điều khoảng 5.992 USD/T) giảm 3,7%.
“9 tháng, các thị trường 7 thuộc khu vực châu Á (chiếm 43,7% thị phần), châu Mỹ (28,3%), châu Âu (11,6%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,7%).
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 10,5 tỷ USD (chiếm 25,8% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 7,4 tỷ USD (chiếm 18,2% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 3,1 tỷ USD (chiếm 7,6%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 1,9 tỷ USD (chiếm 4,7%)”, Bộ NN-PTNT cho hay.
Về nhập khẩu: Tính chung 9 tháng, kim ngạch NK các mặt hàng NLTS ước trên 33,9 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 20,8 tỷ USD, tăng 3,2%; nhóm hàng thủy sản ước trên 2,1 tỷ USD, tăng 40,2%; nhóm lâm sản chính gần 2,5 tỷ USD, tăng 4,6%; nhóm sản phẩm chăn nuôi gần 2,5 tỷ USD, giảm 6,8%; nhóm đầu vào sản xuất ước trên 6,0 tỷ USD, tăng 12,0%.
Khu vực châu Á chiếm 31,1% thị phần NK của Việt Nam, thứ 2 là châu Mỹ chiếm 25,2%, châu Đại dương chiếm 6,6%, châu Âu chiếm 4,2% và châu Phi chiếm 3,5%. Hoa Kỳ, Achentina, Trung Quốc là 3 thị trường cung cấp hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam với thị phần trong tổng giá trị nhập khẩu lần lượt là 8,5%, 8,4%, 8,4%.
Mặc dù, tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng hậu dịch Covid-19 và xung đột quân sự Nga - Ukraine đang diễn ra; nhưng toàn ngành đã chủ động, tích cực, sáng tạo trong công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn để đạt “Mục tiêu kép”.
Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu đến hết năm 2022 tăng trưởng VA cả năm tăng khoảng 2,8 - 3%. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS khoảng 55 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42,0%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 73%; số xã đạt tiêu chí môi trường >77%. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 92,5%. |
Mai Chiến
Ngày 15/9, Công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà ở thôn Nam Đội Thân, xã Nông Thượng…
Bạn sẽ nghĩ gì khi khách đến nhà dùng bữa tối nhưng vẫn mang đồ uống cho riêng mình dù…
Từ một loại trái cây dại, giờ đây nho rừng trở thành đặc sản được nhiều người săn đón. Loại…
TP. Cần Thơ sẵn sàng cho "Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền - Cần Thơ lần thứ X…
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 đã được nước chủ nhà Ấn Độ tặng những…
Tác hại của thuốc trừ sâu có lẽ nhiều người biết, nhưng việc thuốc trừ sâu có thể tìm thấy…
Theo thống kê và dự đoán, do nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn hữu cơ cho thú cưng,…
Sau nhiều năm liên tiếp được biết đến như Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được…
Với thiết kế đặc biệt, chiếc đệm thiền hữu cơ sẽ mang lại cho người sử dụng cảm giác thư…
Nhằm tạo lập thị trường tiêu thụ nông sản nói chung, nhất là các sản phẩm chủ lực, nhiều năm…
Để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững của huyện, cùng với…
Thời gian gần đây, nhận thức rõ vai trò của liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm…
Ngày 26-9, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Tuyên Quang) tổ chức tổng kết mô hình “Sản xuất lúa chất lượng…
8 giải ở 7 hạng mục của giải thưởng Hữu cơ EU 2023 đã được IFOAM châu Âu công bố.
Thấy ở quê có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả bị bỏ hoang để cỏ mọc…
Hiện nay, nền nông nghiệp tại địa phương đang phát triển và nông nghiệp vẫn đang là ngành chủ lực.…
Sau nhiều năm buôn bán khắp nơi, chị Mai Thị Thu Sương, ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trở…
Việc Trung tâm Truyền thông và Xúc tiến thương mại Hữu cơ Việt Nam và Viện hợp tác Kinh tế…
Các tỉnh ĐBSCL hiện đang dẫn đầu cả nước về mã số vùng trồng (MSVT) với 25 sản phẩm cây…
Thực hiện chủ trương đổi mới cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gia…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…