Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW vừa tổ chức Hội nghị góp ý kiến Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trái ngọt sau 13 năm thực hiện Nghị quyết
Theo ông Trần Tuấn Anh, sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết, nông nghiệp, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn, bao trùm, toàn diện.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội nghị
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt được mức khá cao (2,94%/năm), chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng trưởng 8,17%/năm, cán cân thương mại liên tục xuất siêu, nông sản Việt Nam có mặt trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa Việt Nam thành một trong những cường quốc nông sản, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giảm nghèo bền vững.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm trước 1,5 năm, với những thành tựu to lớn, toàn diện và lịch sử. Thu nhập bình ở nông thôn tăng nhanh hơn đô thị, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm nhanh, bình quân giảm khoảng 1,5%/năm. Môi trường cảnh quan ngày càng cải thiện, xuất hiện ngày càng nhiều các làng, xã xanh, sạch, đẹp.
Nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò chủ thể, chủ động và tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị nông sản, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn.
Đặc biệt, người dân nông thôn đã tích cực tham gia, tự nguyện hiến đất, hiến nhà, góp công, góp sức, trực tiếp tham gia cùng chính quyền cơ sở trong công cuộc xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát, dân thụ hưởng”.
Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm nhanh, dân chủ ở cơ sở được tăng cường… Nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển đổi tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tăng khá.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm hơn 1,5 năm, tạo sức lan tỏa, trở thành phong trào sâu rộng trong toàn xã hội. Nông thôn chuyển biến rõ rệt, khang trang, xanh, sạch, đẹp; hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục... được quan tâm đầu tư đồng bộ hơn. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tuy được triển khai chưa lâu nhưng đã đạt được kết quả tích cực ở nhiều địa phương.
Mặc dù vậy khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Giá trị tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng chậm lại, chưa bền vững. Việc xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Thu nhập ở nông thôn còn thấp, chênh lệnh vùng miền, giữa nông thôn và đô thị còn cao. Môi trường nông thôn còn ô nhiễm, vai trò cộng đồng chưa phát huy tốt, nếp sống văn hoá nông thôn, nơi gìn giữ những truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc ở một số nơi có nguy cơ ngày càng mai một...
Xây dựng nền nông nghiệp chất lượng
Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến góp ý, xây dựng của đại diện các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, đánh giá về kết quả sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện, đánh giá về những thành tựu, khó khăn, thách thức, tồn tại, nguyên nhân, cũng như đề xuất điều chỉnh một số chính sách khó thực hiện đối với các địa phương, nhận định bối cảnh, xu hướng và đề xuất về quan điểm, mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết 26, ngành nông nghiệp tiếp tục xác định rõ thêm thế mạnh về cây trồng vật nuôi, từ đó tái cơ cấu để đảm bảo giá trị gia tăng, tăng trưởng khá trong nhiều năm.
Đặc biệt, nhân dân đã nhận thức rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, đóng góp sức lực, của cải vật chất hơn 2 triệu tỷ đồng, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt.
“Bộ NN-PTNT hướng tới tập trung xây dựng một nền nông nghiệp chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, đào tạo người nông dân công nghệ số để tiếp cận thị trường khoa học công nghệ, tiếp cận pháp luật.
Vấn đề mấu chốt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người nông dân. Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị xây dựng Nghị định về quản lý quy hoạch phát triển nông thôn bởi rất nhiều vấn đề đang đặt ra trong quản lý đất đai, quản lý ngành nghề ở nông thôn”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu.
Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhìn nhận, thực tiễn cho thấy quá trình thực hiện Nghị quyết 26 vẫn chưa thực hiện thực sự có hiệu quả liên kết 4 nhà, chưa phát huy được vai trò nòng cốt của hợp tác xã, nông dân tham gia cổ phần hóa bằng đất như Nghị quyết đã đề ra chưa trở thành xu hướng hợp tác lớn như kỳ vọng của nông dân và doanh nghiệp.
Nông dân góp đất có nguy cơ tăng rủi ro, giảm lợi ích nhận được vì đất được doanh nghiệp định giá thấp, nông dân có ít cổ phần, lợi nhuận không đáng kể. Chất lượng nguồn nhân lực còn chịu ảnh hưởng bởi xu hướng nông dân di cư từ nông thôn ra thành thị, xuất khẩu lao động.
Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Nông nghiệp phát triển rõ nét, nông thôn mới thay đổi có bước ngoặt lịch sử, đời sống người nông dân được cải thiện lên một bước rất đáng kể và ngày càng khẳng định sứ mệnh trong tiến tình phát triển đất nước.
Về quan điểm, nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ quan trọng mà còn là thế mạnh dư địa phát triển của Việt Nam. Tiềm năng nông nghiệp còn rất lớn, vị trí địa lý, cảnh quan nông thôn Việt Nam đến chỗ nào cũng đẹp, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc sẽ là dư địa phát triển trong một nền kinh tế du lịch tới đây. Có xác định đúng vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì mới dồn lực cho chỉ đạo và đầu tư…
Nông nghiệp - trụ đỡ nền kinh tế
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định, từ khi có Đảng ra đời thì nông nghiệp, nông dân là vấn đề chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu 4 yêu cầu tại Hội nghị
Nghị quyết 26-NQ/TW ra đời hợp lòng dân, sát thực tiễn, tính khả thi cao, tạo được cảm hứng của cả hệ thống chính trị. Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện rất bài bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, của các cơ quan nhà nước đã thúc đẩy tính tích cực của các cấp ủy, tổ chức Đảng, Ban, Bộ, ngành Trung ương tạo ra bước chuyển mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Nông nghiệp trong nhiều năm liền được nhắc đến như là trụ đỡ của nền kinh tế. Thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã góp phần vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới mà chúng ta đạt được trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình trong đất nước và thế giới có nhiều thay đổi lớn, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chủ trương hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh mà Đại hội XIII đề ra, đòi hỏi phải tăng cường thêm nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp mạnh mẽ mới để thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Đến thời điểm này đã chín muồi để tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và cũng là thời điểm để có thể ban hành một Nghị quyết mới của Ban Chấp hành Trung ương về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nói.
Gợi ý về quan điểm, mục tiêu và giải pháp đối với Nghị quyết mới, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu:
Một là, tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có vai trò, ý nghĩa chiến lược đối với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Giải quyết tốt những vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là yếu tố quan trọng mang tính tiền đề để đất nước đạt mục tiêu mà Đại hội XIII đặt ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hai là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức Đảng, Ban, Bộ, ngành về vị trí, vai trò ý nghĩa chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ba là, mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết phải rõ ràng, mạch lạc, khả thi. Trong đó phải xác định các giải pháp đột phá phù hợp từng giai đoạn, có lộ trình để thực hiện, tránh trường hợp quá chung chung thời nào nói cũng được.
Bốn là, Nghị quyết mới phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên cơ sở cái gì mà đã làm hay thì tiếp tục phát huy, giải pháp mới để giải quyết các vấn đề mới, khắc phục tối đa các hạn chế yếu kém.
Bên cạnh đó, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng lưu ý một số vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội như: Vấn đề thể chế về đất đai để phục vụ cho phát triển nông nghiệp được hoàn thiện; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; nông sản Việt Nam phải được mong chờ đặt hàng chứ không phải là chờ đợi để giải cứu; nông thôn trở thành môi trường để giới trẻ khởi nghiệp trong kinh tế nông nghiệp; môi trường bền vững, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao…
Mai Chiến (t/h)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ông Tom Vilsack đã công bố khoản tài trợ ước tính 185 triệu…
Bộ Nông nghiệp Pháp đã công bố khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung trị giá 60 triệu euro cho…
Sáng 18/5/2023, tại Phú Thọ, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…