Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản, thời gian qua các ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN).
Quả vải thiều Việt Nam cho sản lượng cao, đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính
Là lĩnh vực chiếm tỷ lệ nghiên cứu, ứng dụng lớn nhất của hầu hết địa phương, kết quả của ngành nông nghiệp đều có sự đóng góp của KH&CN thông qua việc khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất; năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường được nâng cao để kịp thời định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Nhờ đó, KH&CN đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Việt Nam và là đòn bẩy để mặt hàng này vươn xa đến nhiều thị trường quốc tế. Đặc biệt, trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn đạt 48,6 tỷ USD. Điển hình, năm 2021, sản lượng vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang tiêu thụ và xuất khẩu sang thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Pháp, CH. Czech, Australia, Mỹ, Đức... với sản lượng cao nhất từ trước đến nay.
Hay tại Sơn La, thị trường xuất khẩu nông sản của tỉnh này cũng ngày càng được mở rộng như Trung Quốc, Campuchia, Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản… Từ chỗ là tỉnh miền núi có diện tích đất nương đồi trồng ngô lớn nhất nước, Sơn La đã nhanh chóng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên đất dốc, trở thành vựa cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước, với tổng diện tích trên 70.000 ha. Thu nhập bình quân trên 1 ha đạt từ 150 - 500 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao mức sống của người dân và mở rộng phát triển sản xuất.
Cũng nhờ đẩy mạnh chuyển giao khoa học, kỹ thuật, sản xuất na Chi Lăng, Hữu Lũng tại Lạng Sơn đã đạt diện tích trên 3.500 ha, trong đó hơn 400 ha Na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; tổng giá trị sản xuất ước đạt khoảng 1.200 tỷ đồng, bình quân thu nhập trên 1ha canh tác na đạt 275 triệu đồng/ha.
“Nhờ ứng dụng KH&CN, năng suất một số vật nuôi, cây trồng của Việt Nam đạt cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, năng suất lúa cao nhất trong các nước ASEAN (trong đó cao hơn gấp rưỡi Thái Lan), cà phê có năng suất đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil), năng suất hồ tiêu đứng đầu thế giới, cao su đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Ấn Độ), cá tra với năng suất 500 tấn/ha cũng cao nhất thế giới” - đại diện Bộ KH&CN cho biết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để tiến vào thị trường các nước, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các sản phẩm nông sản của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý, đồng thời cũng phải đảm bảo khâu cung ứng kịp thời cho nhà nhập khẩu…
Ông Nguyễn Đình Phong - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La - cho biết, để các sản phẩm nông sản có thể mở rộng thị trường, tận dụng được các cơ hội từ các Hiệp định FTA, thì trước tiên các yếu tố đầu vào như vật tư, giống cây trồng cho đến quản lý, chăm sóc, bao gói, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… đều phải đáp ứng tiêu chuẩn, sau đó mới đưa đi giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trường.
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Trong tương lai, KienlongBank sẽ phát huy vai trò chủ động của ngành Ngân hàng với trách nhiệm dành cho…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Sáng 9/12 tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với UBND huyện Phong Điền…
Thời gian qua, một số HTX, doanh nghiệp ở huyện Châu Đức đã chú trọng xây dựng, mở rộng vùng…
Sáng 9/11/2023 tại Hà Nội, Hội nghị BCH Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) lần thứ 2,…
Từ khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ở mức cao, các…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao ngoài đảm bảo đời sống vật chất cho…
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao vinh dự…
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã vinh dự nhận bằng khen của Cục…
Đồng hành với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vân Hồ đã bám sát…
Tuyên Quang, một tỉnh nằm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát…
Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…