Dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng việc xây dựng nông thôn mới (NTM) của thành phố Hà Nội vẫn đạt được nhiều kết quả đáng mừng.
Đời sống của người dân ngoại thành Hà Nội được nâng cao nhờ xây dựng NTM
4 huyện không còn hộ nghèo
Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội năm 2021 tiếp tục phát triển tương đối ổn định trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung có hiệu quả kinh tế cao được duy trì, mang lại giá trị vượt trội.
Điển hình như vùng canh tác lúa chất lượng cao tại Phú Xuyên, Sóc Sơn; vùng cây ăn quả ở Thanh Oai, Chương Mỹ; vùng trồng hoa, cây cảnh ở Mê Linh, Đan Phượng; vùng rau an toàn tại Hoài Đức, Thường Tín…
Đến cuối năm 2021, toàn thành phố đã hình thành được 164 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 141 chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Các hợp tác xã nông nghiệp, trang trại và làng nghề cũng có sự tăng trưởng khá, đã và đang thúc đẩy kinh tế nông thôn theo hướng hàng hoá, giá trị cao và bền vững.
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, kinh tế nông thôn phát triển góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân trên địa bàn Thủ đô. Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn đến cuối năm 2021 đã đạt hơn 55 triệu đồng/năm.
Một số huyện có thu nhập bình quân đầu người cao vượt trội như: Thạch Thất 70 triệu đồng, Hoài Đức 62 triệu đồng, Đan Phượng 61,2 triệu đồng… Đa số các hộ gia đình đã có nhà ở kiên cố, khang trang. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ.
Đến nay, hơn 90% người dân khu vực nông thôn đã tham gia đóng bảo hiểm y tế. Cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của Hà Nội giảm còn khoảng 0,3%; trong đó có 4 huyện không còn hộ nghèo gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh và Hoài Đức.
Các xã cần duy trì, nâng cao tiêu chí đã đạt
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho rằng, nhiều tiêu chí xây dựng NTM hiện nay còn thiếu bền vững. Điển hình là tổ chức sản xuất, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm… Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở khu vực nông thôn còn thiếu đồng bộ. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế…
Theo ông Mỹ, bước sang năm 2022, bên cạnh duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM tại các huyện, thị xã và 382 xã đã về đích, thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo hai huyện Mỹ Đức và Ba Vì xây dựng kế hoạch cụ thể; tập trung và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội; phấn đấu đưa hai địa phương này hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, Hà Nội sẽ tập trung cho giai đoạn xây dựng NTM nâng cao tại các xã. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, các địa phương cần tập trung huy động nguồn lực, thực hiện việc nâng cấp các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao có trọng tâm, tránh dàn trải; xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo hướng tiệm cận các tiêu chí phát triển đô thị.
Ông Mỹ cho biết thêm, hiện nay Trung ương chưa ban hành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM; bộ tiêu chí Quốc gia về NTM các cấp (xã, huyện, tỉnh) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu), điều này khiến Hà Nội cũng như các địa phương khác chưa có căn cứ để tổ chức thực hiện.
Chính vì vậy, ông Mỹ đề nghị các Bộ, ngành sớm tham mưu, đề xuất Trung ương phê duyệt các nội dung nêu trên để các địa phương (bao gồm cả Hà Nội) thuận lợi hơn trong quá trình triển khai xây dựng NTM năm 2022 và những năm tiếp theo…
Lãng Hồng (t/h)
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Để mẹ không phải xa nhà, Trần Mai Ril quyết định khởi nghiệp trồng nấm để bố mẹ sum họp…
(Thanh Hóa) Để các sản phẩm OCOP bay xa đòi hỏi các chủ thể không ngừng nghiên cứu, sáng tạo,…
Hơn 30 năm sau, tôi gặp lại Hồng Khiêm ngày nào nay đã là NSND…
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…