15:01 30/01/23 Print

Nuôi giống gà "độc dị" giúp nông dân ở huyện miền núi Tân Sơn thoát nghèo bền vững

Phú Thọ - Những năm qua, việc bảo tồn, phát triển giống gà chín cựa đã được huyện miền núi Tân Sơn triển khai bằng nhiều dự án, nhờ đó giống gà quý đã được phục hồi thoát nguy cơ tuyệt chủng, rồi nhân đàn trở thành hướng phát triển kinh tế thoát nghèo khả quan cho địa phương.

Bà con huyện miền núi Tân Sơn (Phú Thọ) nuôi gà nhiều cựa theo hướng hữu cơ.

Khấm khá nhờ nuôi gà nhiều cựa

Anh Hà Văn Tâm (xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn) là một trong những người tổ chức sản xuất gà nhiều cựa theo mô hình trang trại với đàn trên 500 con và có khoảng 300 con được bán vào dịp Tết vừa qua.

Anh Tâm cho biết, hầu hết gà nuôi tới đâu có khách đặt mua tới đó, nhiều con gà trống tuy chưa lớn nhưng lông mượt, chân có từ 6 đến 8 cựa đều được khách đặt cọc trước. Do giống gà nhiều cựa nguyên bản tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với gà ta, nên giá thành của nó cũng cao gấp 2 - 3 lần và dao động từ 250.000 - 350.000/kg…

Anh Tâm chia sẻ, giống gà này khả năng leo núi cực kỳ tốt. Chính vì đặc tính tự bấu vào đất, rễ cây mà đi nên mới sinh ra chân có nhiều cựa. Không chỉ trèo leo giỏi mà thịt gà nhiều cựa đều chắc, ngọt, thơm, gà mái chỉ cân nặng từ 1,2 đến 1,6kg, gà trống to nhất cũng chỉ tới 2-2,2kg. Đặc điểm khác biệt của gà nhiều cựa không chỉ chân chồi lên cựa mà chúng còn bay rất giỏi. Cả xã Xuân Đài hộ nào cũng nuôi gà nhiều cựa nên có thể coi đây là vùng gà cựa của huyện Tân Sơn…

“Tỷ lệ gà có nhiều cựa ở mỗi đàn khoảng 30-40%, mặc dù số trứng đó đều do một mẹ đẻ ra. Đáng chú ý, cả gà trống và gà mái đều có cựa và chúng xuất hiện ngay khi gà mới nở. Trước đây, người dân địa phương thường nuôi thả tự nhiên nên gà lớn rất chậm, do khó bới tìm thức ăn vì chân có nhiều cựa...

Ngoài ra, gà nhiều cựa cho thịt thơm ngon, giòn, gà trống trưởng thành có trọng lượng gần 2kg, gà mái khoảng 1,5kg. Hiện nay, du khách đến Vườn quốc gia Xuân Sơn khá đông, do có thông tin về giống gà nhiều cựa gắn với truyền thuyết “gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” thời Vua Hùng nên phần lớn họ đều tìm đến các gia đình đồng bào người dân tộc Mường, Dao trong khu vực để xem và mua về thịt ăn cũng như thỏa mãn sự tò mò”, anh Tâm bộc bạch.

Chia tay gia đình anh Tâm, chúng tôi đến thăm quan mô hình chăn nuôi gà nhiều cựa của gia đinh anh anh Nguyễn Văn Đức, ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn.

Năm 2013, anh Đức bắt tay triển khai nuôi gà nhiều cựa. Ban đầu thực hiện anh gặp khó khăn trong việc tìm giống gà thuần chủng do loài gà này thường được nuôi rải rác tại các nhà dân. Anh phải đi gõ cửa từng nhà để tìm kiếm. Sau khi có được giống gà thuần chủng, anh Đức đã bắt tay vào gây giống.

Ban đầu, gia đình anh Đức nuôi thử nghiệm 30 con với quy mô hộ gia đình để lấy kinh nghiệm. Sau quá trình tìm hiểu và làm thực tế, anh Đức quyết tâm đặt mục tiêu phát triển đàn gà của mình đã chọn lọc được 200 con gà bố mẹ. Hằng ngày, số gà này cho ra 40 quả trứng, tổng số đàn gà có gần 1.000 con.

Hiện 4 khu chuồng trại của anh Đức có tổng diện tích hơn 5.000m2 trong đó có 400m2 chuồng trại được xây dựng kiên cố. Bên cạnh việc phát triển trang trại, Đức còn tích cực tư vấn cho các hộ khác về kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi gà cựa để mọi người cùng thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Đến nay, toàn huyện Tân Sơn có tổng đàn gà nhiều cựa dao động 20.000 - 30.000 con và có 3.000 con gà thương phẩm… Trong đó, có khoảng 10 hộ nuôi tập trung từ 300 con trở lên, còn lại hàng trăm hộ nuôi xen với gà thả vườn, tại các xã như: Tân Phú, Xuân Đài, Kiệt Sơn, Minh Đài...

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất

Trước đây, người dân chủ yếu chăn nuôi gà nhiều cựa theo phương thức truyền thống, quảng canh, không mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để phát huy và nâng cao chất lượng gà nhiều cựa, Phòng Nông nghiệp huyện Tân Sơn đã phối kết hợp với đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật vào chăn nuôi phát triển theo hướng hiện đại, quy mô hàng hóa theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó, các chuỗi liên kết sản xuất gà nhiều cựa gắn với chế biến cung cấp cho thị trường xuất khẩu đang được nhân rộng.

Đồng thời, để đẩy mạnh hỗ trợ các hộ chăn nuôi, địa phương đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 về thông qua cơ chế hỗ trợ mô hình phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 - 2025, trong đó có quy định hỗ trợ mô hình liên kết chăn nuôi, tiêu thụ gà nhiều cựa.

Anh Đức lựa chọn việc nghiên cứu và bảo tồn giống gà chín cựa bản địa để phát triển kinh tế cho gia đình.

Đưa chúng tôi đi thăm quan một số mô hình chăn nuôi gà nhiều cựa trên địa bàn, ông Nguyễn Xuân Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Tân Sơn chia sẻ: Sau khi có Nghị quyết, UBND huyện Tân Sơn đã chỉ đạo triển khai đến cơ sở, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện mô hình. Kết quả năm 2022, đã triển khai 1 dự án liên kết với quy mô 3.200 con/năm. Đặc biệt, Công ty TNHH Nắng Trung Du (xã Tân Phú, huyện Tân Sơn) đã liên kết với 10 hộ chăn nuôi gà nhiều cự tại các xã Tân Phú, Kiệt Sơn, Minh Đài, Xuân Đài.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện đã xuất bán được hơn 4.500 con với giá bán dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg. Đối với những cặp gà đẹp có giá hàng triệu đồng/kg.

Để có được kết quả trên là do Tân Sơn đã tập trung hỗ trợ củng cố mô hình liên kết, có Nghị quyết riêng để có tầm nhìn chiến lược trong phát triển chăn nuôi, sản xuất.

Thực hiện trong giai đoạn 2 của Nghị quyết, huyện Tân Sơn sẽ hỗ trợ 30% chi phí giống và thức ăn ban đầu; tăng số hộ tham gia nuôi gà nhiều cựa tập trung; tăng cường tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho các hộ tham gia mô hình và các hộ chăn nuôi gà nhiều cựa trên địa bàn huyện, tập trung vào quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; nghiên cứu và phổ biến quy trình tiêm phòng vắc xin đặc thù cho gà nhiều cựa.

Ngoài ra, UBND huyện Tân Sơn cũng phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai dự án cấp “nhãn hiệu chứng nhận” đối với sản phẩm gà nhiều cựa trên địa bần huyện Tân Sơn. Trên cơ sở đó, UBND huyện Tân Sơn sẽ cấp phép sử dụng nhãn hiệu cho các chủ thể đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn và làm cơ sở thu hút doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi tiêu thụ gà nhiều cựa trong thời gian tới.

Đồng thời, huyện tiếp tục quảng bá, xúc tiến thương mại cho gà nhiều cựa dưới nhiều hình thức; thí điểm sơ chế, hình thành sản phẩm mới vi dụ như: “Gà nhiều cựa ủ muối thảo dược”.

Cùng với đó, huyện cũng tranh thủ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đề nghị hỗ trợ ngân sách tỉnh để nhân rộng mô hình trong cộng đồng gắn với chuyển giao, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trên gà, giúp nhân giống nhanh và giảm giá thành.

Ông Nguyễn Xuân Toản, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn (Phú Thọ) chia sẻ: Từ xưa đến nay, việc phát triển gà nhiều cựa ở vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn nói riêng, huyện Tân Sơn nói chung vẫn chủ yếu là tự phát do người dân chưa biết hết giá trị kinh tế và hiệu quả của giống gà “lạ”,  “độc dị” này. Tuy nhiên, từ việc triển khai dự án và những thành công bước đầu, có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng vì thông qua dự án sẽ tiếp tục bảo tồn và nhân giống loài gà quý hiếm. Đồng thời mang đến những tín hiệu khả quan trong việc phát triển kinh tế bền vững của địa phương.

“Đến nay, các hạng mục thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn nói riêng và toàn huyện Tân Sơn nói chung đã cơ bản hoàn thiện, gà nhiều cựa sẽ là một trong các sản phẩm du lịch đặc trưng, không thể thiếu đối với các du khách khi tìm đến Vườn quốc gia Xuân Sơn, đến với đất Tân Sơn. Con gà nhiều cựa đã và đang đem lại thu nhập cao cho người dân bản địa, góp phần tích cực cùng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Tân Sơn”, ông Nguyễn Xuân Toản cho biết thêm.

Xuân Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Nuôi giống gà "độc dị" giúp nông dân ở huyện miền núi Tân Sơn thoát nghèo bền vững

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

7 năm chinh phục đất cằn làm nông nghiệp hữu cơ

7 năm chinh phục đất cằn làm nông nghiệp hữu cơ

Sau 7 năm miệt mài 'bồi bổ sức khỏe' đất, tuân thủ '5 không' trong sản xuất hữu cơ, An…

Phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa dụng' - Giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

Phân hữu cơ 'Đầu Trâu Organic Đa dụng' - Giải pháp cho nền nông nghiệp thông minh

“Đầu Trâu Organic Đa dụng” là sản phẩm phân hữu cơ cao cấp chuyên dùng cho các loại cây trồng,…

Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè từ quy hoạch sản xuất hữu cơ

Nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm chè từ quy hoạch sản xuất hữu cơ

Tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất…

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa: Nơi nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Giấc mơ đưa Đông trùng hạ thảo sản xuất hướng theo hữu cơ bay xa của Giám đốc 9X

Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Doanh nhân phân bón Lê Quốc Phong và tâm nguyện ‘hữu cơ hóa’ nông nghiệp

Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…

Hồi sinh vườn cà phê, sầu riêng nhờ phân bón hữu cơ Huy Bảo

Hồi sinh vườn cà phê, sầu riêng nhờ phân bón hữu cơ Huy Bảo

Nhờ đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại, Công ty Phân bón Huy Bảo đã cung cấp cho thị…

Tin mới cập nhật

Gần 100 hợp tác xã tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Gần 100 hợp tác xã tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…

Giữ chữ tín cho các sản phẩm OCOP

Giữ chữ tín cho các sản phẩm OCOP

Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Từng bị hoài nghi chất lượng, ông chủ thực phẩm chay chinh phục khách hàng bằng công thức ‘sạch’

Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…

Sẽ bị “thắt cổ chày” nếu không tăng thêm mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Sẽ bị “thắt cổ chày” nếu không tăng thêm mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây): Cùng tạo điều kiện, tập trung vào nông sản

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây): Cùng tạo điều kiện, tập trung vào nông sản

Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…

Trà Vinh: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm - hướng đi bền vững ở Long Hòa

Trà Vinh: Sản xuất lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm - hướng đi bền vững ở Long Hòa

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Vĩnh Long: Khởi nghiệp với sản phẩm từ thiên nhiên

Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Nhiều nông dân Đồng Tháp chuyển hẳn sang sản xuất lúa hữu cơ

Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…

Khó quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, Bắc Ninh hướng đến động lực phát triển mới

Khó quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, Bắc Ninh hướng đến động lực phát triển mới

Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng