Năm 2022, ngành Lâm nghiệp đặt mục tiêu trồng rừng tập trung đạt khoảng 230.000 ha; trồng 122 triệu cây phân tán; xuất khẩu đạt 16 tỷ USD.
Xuất khẩu gỗ năm 2021 đạt 15,87 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, sản lượng gỗ khai thác năm 2021 đạt 18,1 triệu m3, tăng 5,4%; sản lượng củi khai thác đạt 18,8 triệu ste, giảm 1,6%.
Các tỉnh có sản lượng gỗ khai thác tăng cao so với năm trước như: Bắc Kạn 293,9 nghìn m3 (tăng 44%); Quảng Ninh 550,6 nghìn m3 (tăng 37,5%); Bắc Giang 801,6 nghìn m3 (tăng 17,3%); Quảng Ngãi 2.136,3 nghìn m3 (tăng 14,2%); Nghệ An 1.501,8 nghìn m3 (tăng 13,8%).
Người dân tham gia trồng rừng.
Tính chung năm 2021, cả nước có 2.081 ha rừng bị thiệt hại (tăng 29,3%) so với năm trước. Trong đó, diện tích rừng bị cháy là 1.229 ha (gấp 1,7 lần), chủ yếu xảy ra tại 3 tỉnh: Thừa Thiên - Huế 45 vụ (365 ha); Quảng Nam 18 vụ (329 ha) và Gia Lai 10 vụ (143 ha), chiếm hơn 68% diện tích cháy rừng của cả nước. Diện tích rừng bị chặt, phá là 852 ha (giảm 6,2%).
Nguyên nhân diện tích thiệt hại do cháy rừng tăng là do dịch bệnh Covid-19 phức tạp, một số tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội, nên khi xảy ra cháy rừng không huy động lực lượng chữa cháy được.
Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chia sẻ, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, song đơn vị luôn chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản để nắm bắt tình hình, từ đó, đó tham mưu để Bộ NN-PTNT có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đồng thời, theo dõi và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Qua đó đã giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, khôi phục và ổn định sản xuất để duy trì tăng trưởng của ngành.
Kết quả, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020, xuất siêu cả năm của ngành lâm nghiệp ước đạt 12,94 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2020.
Ngoài ra, cũng trong năm 2021, cả nước thu được 3.115 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng, đạt 111% kế hoạch thu năm và tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó Quỹ dịch vụ môi trường rừng Trung ương thu 1.922 tỷ đồng, Quỹ địa phương thu 1.193 tỷ đồng.
10 nhóm giải pháp cho toàn ngành
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2022, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu trồng rừng tập trung đạt khoảng 230.000 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất); trồng 122 triệu cây phân tán; khai thác gỗ rừng sản xuất khoảng 31,5 triệu m3 (khai thác từ rừng trồng tập trung 21 triệu m3; khai thác cây trồng phân tán, cây vườn nhà 5,5 triệu m3; gỗ cao su 5 triệu m3.
Để thực hiện những mục tiêu trên, Tổng cục Lâm nghiệp đã đề ra 10 nhóm giải pháp, trong đó trọng tâm là bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án trọng điểm.
Toàn ngành phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 16 tỷ USD trong năm 2022; thu dịch vụ môi trường rừng 3.000 tỷ đồng. Ngành lâm nghiệp đặt ra nhiệm vụ trọng tâm trong các năm tới phấn đấu duy trì ổn định tỉ lệ che phủ rừng 42%, đồng thời nâng cao chất lượng rừng.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển và bền vững ngành Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.
Đồng thời, tập trung thực hiện phối hợp trong việc ngăn chăn tình trạng gian lận thương mại của một số doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu từ các nước có nhiều rủi ro về nguồn gốc gỗ bất hợp pháp; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chia sẻ, hiện nay vẫn còn tình trạng phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ tại một số vùng trọng điểm như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu đất sản xuất, tình trạng di dân tự do, chuyển diện tích đất rừng sang trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và khai thác rừng tự nhiên trái phép.
Để giải quyết tình trạng trên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị, trong thời gian tới Tổng cục Lâm nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch ngành và xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình đã được phê duyệt. Công tác bảo vệ rừng phải được đặc biệt quan tâm, và có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ với các địa phương.
Lãng Hồng
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà…
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…
UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…
Bộ NN-PTNT đang đề xuất với Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh…
Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…