Đến khu Quyết Thắng, xã Tùng Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hỏi anh Nguyễn Xuân Hòa (SN 1990), chủ trang trại nuôi thỏ thương phẩm New Zealand thì không ai là không biết đến.
Bởi không chỉ mạnh dạn làm kinh tế giỏi, mà còn tích cực tham gia chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ mọi người nên được bà con chòm xóm gọi anh với cái tên rất thân thân thiện “Hòa thỏ”.
Anh Hòa chăm sóc đàn thỏ
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Tùng Khê, cuộc sống luôn “chìm” trong cái khó, cái nghèo nên anh chỉ học hết lớp 9 rồi về nhà phụ giúp gia đình, anh cũng bươm trải đủ thứ nghề từ Bắc vào Nam để kiếm kế sinh nhai, nhưng không bứt phá được cảnh đói nghèo.
Không cam chịu đói nghèo đeo bám, năm 2017, chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Hòa, đã quyết định rơi nơi phố thị sầm uất về quê tìm hướng đi mới cho riêng mình, nuôi hoài bão làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Nhờ thông qua sách báo, truyền hình, nhận thấy mô hình chăn nuôi thỏ thương phẩm công nghệ cao New Zealand dễ nuôi, sinh sản nhanh là món ngon trên bàn ăn; mặt khác nuôi thỏ lại đầu tư ít, lợi nhuận cao, quay vòng vốn nhanh, không cần nhiều diện tích, hạn chế rủi ro.
Nói là làm, anh tập trung ngay vào xây dựng chuồng trại và thả thử nghiệm 100 đôi thỏ thương phẩm. Những ngày đầu mới bắt tay vào chăn nuôi thỏ chàng trai 9X gặp không ít khó khăn, thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm, đàn thỏ không được chăm đúng cách nên chết gần hết.
Nhưng không nản chí, anh Hòa tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc đàn thỏ thông qua mạng xã hội, sách báo, đài và các mô hình nuôi thỏ ở nhiều tỉnh thành khác để ứng dụng cho trang trại thỏ của mình, trời không phụ công người, chỉ sau một thời gian ngắn những chú thỏ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh…
Vừa cho thỏ ăn, vừa tiếp chuyện với phóng viên, anh Hòa vui vẻ cho biết, năm 2018 sau khi được vay vốn của ngân hàng tôi lại tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại với tổng diện tích hơn 300m2, có đủ hệ thống phun sương làm mát trên mái nhà, máng nước uống tự động, lồng cách nền nhà 60cm, thoáng mát,…. phát triển được hơn 200 con thỏ bố mẹ, duy trì đàn thỏ thương phẩm gần 3 nghìn con.
Trang trại chăn nuôi thỏ của anh Hòa được đầu tư khang trang hiện đại
Bình quân mỗi năm, anh Hòa xuất bán ra thị trường khoảng 10-15 tạ thịt thỏ, doanh thu 1 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí được lãi từ 300 - 500 triệu đồng/năm, gia đình chàng trai 9X có "của ăn, của để" một phần là nhờ vào nuôi đàn thỏ tai dài, mắn đẻ đó và thỏ thương phẩm theo hướng công nghệ cao.
Đến nay, trang trại nuôi thỏ của chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Hòa chủ yếu là tiêu thụ ở các tỉnh thành phố như: Phú Thọ, Hà Nội, Thanh Hóa, Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái, Nam Định và các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện Cẩm Khê đến thu mua.
Chàng trai 9X chia sẻ, hiện tại trang trại của tôi chủ yếu là thỏ New Zealand. Đây là giống thỏ có chất lượng thịt cao, khỏe mạnh, ít bệnh tật nên được gia đình tin dùng. Thức ăn chủ yếu là cho thỏ ăn cám và cỏ…
“Thỏ là loại rất nhạy cảm nên chuồng trại phải thường xuyên dọn vệ sinh, không để tồn phân hai ba ngày. Bệnh thường gặp ở thỏ là bệnh cầu trùng, loại bệnh này cách trị rất dễ, chỉ cần cân đối lượng thức ăn là thỏ sẽ hết bệnh. Để phòng bệnh cho trang trại thỏ của mình, anh còn tiêm vắc xin cho thỏ mẹ 6 tháng/lần, thỏ con từ hơn 1 tháng tuổi sẽ tiêm một lần cho tới khi xuất bán”, anh Hòa kể.
Bước chân theo anh Hòa chúng tôi được "mục sở thị" trang trại thỏ gần 3 nghìn con, trông như những "cục bông" di động, ngoan ngoãn bên trong lồng sắt. 5 dãy lồng sắt được đặt cao ngang lưng người lớn, ngăn thành từng ô nhỏ để cho đàn thỏ ở.
Gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi thỏ
Qua câu chuyện với anh Hòa, được biết, sở dĩ anh chọn nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm là vì chi phí đầu tư nuôi thỏ thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, nuôi thỏ không đòi hỏi khắt khe về kĩ thuật.
"Thỏ rất dễ nuôi. Chuồng nuôi thỏ phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Loài vật nuôi này ưa sạch nên cần phải dọn dẹp vệ sinh chuồng trại mỗi ngày. Thỏ có thể ăn được các loại: Cỏ voi, lá rau, lá chuối... Mỗi ngày, tôi cho đàn thỏ ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Ngoài cho ăn cám còn bổ xung thêm rau, cỏ, ngô..", anh Hòa bật mí.
Đồng thời, thức ăn, nước uống cho thỏ cũng phải sạch để hạn chế bệnh tật xảy ra. Thỏ thường mắc bệnh ghẻ, nên trong quá trình chăm sóc cần phải chú ý quan sát. Khi phát hiện thỏ bị ghẻ thì phải bôi thuốc trị ghẻ cho nó. Có như vậy thỏ mới sinh trưởng, phát triển tốt...
Một góc trang trại nuôi thỏ công nghệ cao của anh Hòa
Bà Trần Thị Minh Hải, Chủ tịch HND xã Tùng Khê tâm sự: “Mô hình nuôi thỏ của anh Hòa có hiệu quả kinh tế cao so với các loại vật nuôi khác, sản phẩm xuất chuồng đến đâu được tiêu thụ đến đấy.
Đây là một mô hình làm kinh tế trang trại điển hình của xã, nên thời gian tới, địa phương sẽ giới thiệu để người dân ai có nhu cầu đầu tư thì học hỏi nhân rộng phát triển kinh tế”.
Với sự quyết tâm không ngừng học hỏi, chịu thương, chịu khó trong lao động sản và trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, để cho trang trại phát triển bền vững cũng rất mong có sự quan tâm tạo điều kiện hơn của các ban ngành đoàn thể.
Đặc biệt, là phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Khê, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ và ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ về nguồn vốn để người dân có thêm điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, góp phần vào tích cực phát triển kinh tế của địa phương, sớm đưa Tùng Khê về đích nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Xuân Hiền
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Chăn nuôi gà hướng theo hữu cơ sẽ giảm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, từ…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…