14:04 11/04/23 Print

Quản lý, chăm sóc cây trồng vì sự phát triển nông nghiệp bền vững

Để đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), đồng thời giữ gìn cảnh quan, sinh vật đồng ruộng là những ưu tiên hàng đầu của người nông dân hướng đến nền nông nghiệp bền vững hiện nay. Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) đã và đang được áp dụng phổ biến trên nhiều cánh đồng hiện đạt được những hiệu quả nhất định.

null

Mô hình trồng rau an toàn áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp theo chuỗi liên kết tại xã Hải Hòa (Hải Hậu).

Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) có 736ha diện tích đất nông nghiệp, trong đó 293ha diện tích trồng lúa, diện tích trồng màu 369ha. Nếu như trước đây, những cánh đồng này sặc mùi thuốc trừ sâu, hóa chất để bảo vệ cây lúa khỏi các loại dịch hại, những bao bì nilon chứa hóa chất BVTV sau sử dụng vứt bừa bãi nay đã cơ bản không còn. Môi trường đồng ruộng ở Thịnh Long đang dần sạch sẽ, trong lành hơn. Đồng chí Lê Mạnh Đương, Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: “Trước đây bà con nông dân thường lạm dụng phân đạm trong chăm bón lá, sử dụng thuốc BVTV, phun thuốc không theo nguyên tắc 4 đúng, chưa đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn… Do vậy hiệu quả sản xuất rau thấp, chất lượng rau chưa đảm bảo, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường.

Từ khi áp dụng mô hình IPM, nông dân thường xuyên kiểm tra thăm đồng, theo dõi sâu bệnh đến ngưỡng mới phun trừ, đem lại hiệu quả rất lớn. Hệ sinh thái tự nhiên trên các cánh đồng của địa phương đang dần đa dạng phong phú hơn”. Đây là kết quả của việc người dân Thịnh Long đã tham gia lớp “đào tạo nông dân nâng cao theo hướng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau, màu an toàn theo chuỗi liên kết” được Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức năm 2022. Tham gia lớp học, các hộ nông dân được tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn, biện pháp tác động lên cây trồng qua các giai đoạn, những đối tượng dịch hại chính và biện pháp quản lý, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả... Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã xây dựng mô hình trồng bắp cải chất lượng cao quy mô 3ha liên kết với Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Thành Nam, cho giá cao hơn so với giá thị trường từ 5-10%.

Qua thực hiện mô hình và lớp IPM đã giúp nông dân nắm được các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn và biện pháp tác động ở mỗi giai đoạn để cây cho năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, các đối tượng dịch hại chính và biện pháp quản lý. Từ đó, họ đã hiểu được về thuốc BVTV, thời gian cách ly, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, hạn chế lạm dụng và nhận thức được rủi ro cho sản xuất và sức khỏe con người mà thuốc BVTV gây ra. Đa số nông dân sau khi học đã áp dụng ngay vào sản xuất và tuyên truyền, hướng dẫn các hộ khác cùng làm theo góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

Trong vụ mùa năm 2022, Chi cục Trồng trọt và BVTV triển khai lớp “Đào tạo nông dân nâng cao theo hướng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa chất lượng theo chuỗi liên kết” và xây dựng mô hình sản xuất lúa Bắc thơm số 7 chất lượng cao liên kết với Hợp tác xã Chế biến nông sản Bốn Thuận, xã Hợp Hưng (Vụ Bản). Tham gia lớp tập huấn và tham quan mô hình, nông dân được nâng cao nhận thức về IPM, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, “3 giảm, 3 tăng”, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả… Từ đó áp dụng nhằm giảm chi phí đầu vào như giảm vật tư sản xuất, thuốc BVTV, công lao động, tăng hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, hướng tới sản xuất lúa gạo an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với chuỗi liên kết.

Bà Phạm Thị Lúa, nông dân xã Hợp Hưng chia sẻ về hiệu quả khi áp dụng mô hình IPM: “Nếu như các vụ trước tôi phải phun thuốc BVTV đến 3-4 lần/vụ thì nay tôi thực hiện bón phân cân đối, bón thúc sớm, bón đạm vừa đủ giúp cây lúa khỏe, đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ bông hữu hiệu cao, các đối tượng sâu bệnh giảm 1,5-2 lần nên số lần phun chỉ còn 2 lần/vụ; lượng phân bón cũng giảm tới 50kg đạm/ha so với các vụ trước, ngày công cũng giảm, năng suất lúa tăng 5,8 tạ/ha nên hiệu quả kinh tế cao hơn 9 triệu đồng/ha. Ngoài ra, tham gia mô hình liên kết, giá bán sản phẩm còn được cao hơn thị trường 5%, đầu ra ổn định giúp chúng tôi nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác”.

Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND triển khai chương trình IPM trên cây trồng giai đoạn 2021-2023 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại theo IPM, biện pháp sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, an toàn; các nguy cơ do hóa chất BVTV, bao bì đựng thuốc BVTV sau sử dụng đối với chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sinh thái thông qua các phương tiện truyền thông, tờ rơi, pa-nô, áp phích… Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trồng trọt và BVTV, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, “3 giảm 3 tăng”, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng… Qua đó đã nâng cao nhận thức, quan điểm chỉ đạo và chuyển đổi tập quán sản xuất, tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân thực hiện phòng trừ dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững. 

Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV còn tổ chức đào tạo các lớp nâng cao cho nông dân theo hướng thực hành nông nghiệp tốt về lúa, rau an toàn, khoai tây trong sản xuất theo chuỗi liên kết; xây dựng các mô hình ứng dụng IPM, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, rau an toàn, khoai tây theo chuỗi liên kết góp phần nâng cao nhận thức của nông dân trong việc giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc BVTV, đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, xây dựng mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP...

Theo Báo Nam Đinh Online

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Quản lý, chăm sóc cây trồng vì sự phát triển nông nghiệp bền vững

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…

Tin mới cập nhật

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng