Với Vườn rau thủy canh 4.0, chị Lê Thị Thu Cúc (SN 1990, ngụ ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vừa tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, vừa góp phần thay đổi nhận thức của nhiều người từ chú trọng sản lượng sang quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Vườn rau thủy canh 4.0 của chị Lê Thị Thu Cúc (bìa phải) góp phần thay đổi nhận thức người tiêu dùng, hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững
Chúng tôi ghé thăm Vườn rau thủy canh 4.0 của chị Thu Cúc và được nghe chị kể về niềm đam mê làm nông nghiệp sạch cùng những trăn trở với nghề. Khi nhận thấy nông dân quá lạm dụng phân bón, thuốc hóa học vào trồng trọt, chú trọng đến sản lượng hơn chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe còn người tiêu dùng khó phân biệt được sản phẩm rau sạch và chưa sạch, chị tìm hiểu và “bén duyên” với mô hình trồng rau thủy canh theo hướng hữu cơ. Ban đầu, chị trồng thử nghiệm 1 hệ thống rau thủy canh với diện tích 30m2, chủ yếu dùng trong nhà. Nhận thấy mô hình hiệu quả và mang nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, chị mạnh dạn đầu tư 100m2.
Chị Thu Cúc chia sẻ: “Vườn rau của tôi không dùng phân bón, thuốc hóa học, không tốn diện tích, không tốn nhiều chi phí sản xuất và công chăm sóc. Với 100m2 vườn rau thủy canh tương đương diện tích trồng theo phương thức truyền thống 450m2; công chăm sóc chỉ 1 giờ/ngày; phân bón chủ yếu được ủ từ các loại lá của rau sau khi sơ chế trộn với phế phẩm sinh học; đồng thời, do rau được trồng trong nhà màng nên ít sâu, bệnh. Chi phí đầu tư ban đầu trên 40 triệu đồng”.
Hiện vườn rau của chị Thu Cúc được thiết kế phía trên trồng rau muống, cải ngọt,... ở dưới nuôi cá rô, trê. Bình quân, hàng ngày vườn rau cung cấp cho thị trường trên 20kg rau sạch các loại, bán với giá dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ chủ yếu là người quen, sau khi trừ chi phí, chị có thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng.
Theo quan sát, Vườn rau thủy canh 4.0 của chị Thu Cúc không xanh tốt như những vườn rau sử dụng phân bón, thuốc hóa học khác, năng suất cũng không bằng. Song, điều chị tâm đắc nhất là tạo được nguồn rau sạch cung cấp cho bữa ăn của gia đình. Khi thấy mô hình hiệu quả, nhiều người tìm đến nhờ chị hướng dẫn thiết kế vườn và học hỏi kinh nghiệm. Chị Thu Cúc chia sẻ thêm: “Mỗi gia đình chỉ cần lắp đặt 1 hệ thống rau thủy canh là có rau sạch dùng thường xuyên trong nhà. Chi phí lắp một giàn trên 5 triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng quy mô trồng rau sạch để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, vấn đề tôi quan tâm hiện nay là việc người dùng vẫn thích lựa chọn những loại rau xanh mướt, nhìn đẹp mắt mà rau trồng theo hướng hữu cơ thì không được như thế, năng suất lại thấp, giá bán thì cao hơn. Nhiều người còn đánh đồng rau trồng theo cách thông thường với rau hữu cơ nên rau hữu cơ chưa tìm được “chỗ đứng” trên thị trường”.
Bí thư Đoàn xã Long Hiệp - Trương Thanh Hiếu thông tin: “Hiện xã Long Hiệp có rất nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp như nuôi dế mèn Thái thương phẩm, nuôi cá cảnh,... trong đó, trồng rau thủy canh theo hướng hữu cơ đang đạt hiệu quả về kinh tế lẫn ý nghĩa xã hội. Mô hình không chỉ giúp chị Thu Cúc có thêm thu nhập mà còn thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân từ sản xuất truyền thống sang sản xuất sạch, hữu cơ. Để mô hình tiếp tục phát triển, Đoàn Thanh niên xã đề nghị Huyện Đoàn hỗ trợ chị Thu Cúc từ nguồn vốn thanh niên khởi nghiệp; đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm”.
Làm nông nghiệp sạch, hữu cơ là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Song, nhiều người cảm thấy rất mơ hồ, không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào. Mô hình của chị Thu Cúc góp phần trong việc thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất từ chạy theo sản lượng chuyển sang quan tâm chất lượng sản phẩm./.
Theo Báo Long An Online
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Hội nghị đã nghe báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022 và phương hướng,…
Công ty CP Phân bón Miền Nam mới đây đã tổ chức Đại hội Đại biểu Công đoàn khóa XIII…
Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…
Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…
Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…
Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…
Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…
Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…