Một nông dân ở Long An đã tận dụng vỏ và dăm gỗ tràm là chế phẩm nguyên liệu chính để sản xuất ra phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Khu vực chế biến sản phẩm phân bón hữu cơ từ vỏ cây cừ tràm của ông Võ Văn Bảy.
Long An có diện tích rừng tràm khá lớn ước tính khoảng hơn 30.000ha, ngoài ra trên các bờ ruộng và đất trống, nông dân trồng khá nhiều cây phân tán chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm. Công nghiệp chế biến gỗ có điều kiện phát triển, phụ phẩm khá nhiều là nguồn để tạo ra phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Sau một thời gian học hỏi, nghiên cứu thị trường, ông Võ Văn Bảy, ngụ ấp 1, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã bắt tay vào sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ cây cừ tràm. Vì loại phụ phẩm này ở chỗ ông có rất nhiều và một số nơi còn bỏ hoang phí nếu không xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sản xuất ván ép MDF từ gỗ tràm, vỏ tràm và dăm gỗ sẽ bị thải ra ngoài rất nhiều, có thể gây ô nhiễm môi trường nếu để lâu hoặc thải ra môi trường nước sẽ gây ra mùi hôi thối rất khó chịu. Có kinh nghiệm trong nghề cơ khí, ông Bảy đã nghiên cứu ra loại máy có thể băm nát và xay nhuyễn vỏ và dăm gỗ tràm thành loại chế phẩm nguyên liệu chính để sản xuất ra phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Thành phẩm phân bón hữu cơ từ vỏ cây tràm trộn men vi sinh.
Nghĩ là làm, ông Bảy đã cho ra đời dây chuyền sản xuất chỉ với 3 công đoạn từ 1 tấn vỏ cừ tràm và hỗn hợp tạp chất sau 30 phút đã chế biến thành sản phẩm bột xay nhuyễn là nguyên liệu đầu vào chế biến phân hữu cơ.
Tuy nhiên sản phẩm này còn chứa nhiều tạp chất và a xit có hại cho cây trồng. Từ khó khăn này, ông Bảy đã phối hợp với một số nhà khoa học sử dụng chế phẩm vi sinh ủ rác thải thành chất hữu cơ dễ dàng và không có hại cho cây trồng, dễ dàng hấp thụ ngoài đồng ruộng.
Đồng thời, được kỹ sư Võ Thanh Tùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An hỗ trợ, tư vấn nên ông mạnh dạn sử dụng hoạt chất đạm hữu cơ trộn lẫn với vỏ tràm đã băm nát và lên men nên rất thích hợp cho rễ cây hấp thụ.
Cây thanh long phát triển rất mạnh khi bón phân hữu cơ từ vỏ cây tràm.
Ông Võ Văn Bảy cho biết: “Sản phẩm phân bón từ vỏ cây tràm, trộn với hợp chất vi sinh lên men và chất đạm hữu cơ được tôi thử nghiêm trực tiếp bón trên vườn thanh long 03 ha của gia đình đến nay cho thấy hiệu quả rất khả quan”.
Được biết, vườn thanh long của anh em ông Bảy đã được cấp giấy chứng nhân GolobalGap đủ tiêu chuẩn xuất đi châu Âu.
Hiện tại, một ngày cơ sở chế biến phân bón hữu cơ của ông Bảy sản xuất 5 tấn phân bón hũu cơ đạt chất lượng cao.
Đầu năm 2021, ông Bảy đã chính thức đưa sản phẩm ra thị trường, đến nay nhiều nhà vườn trồng chanh, bưởi, cam và thanh long đã đặt hàng sản phẩm của ông. Thời gian tới, ông tiếp tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, đầu tư thêm trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Vườn thanh long GolobalGap sử dụng phân bón hữu cơ từ vỏ cây tràm của gia đình ông Bảy.
Các cơ sở đã sử dụng phân bón từ vỏ cây tràm của ông Bảy gồm: Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Hiệp Lợi–tỉnh Bến Tre, HTX Tâm An (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An); HTX Rau an toàn Mười Hai (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) và một số trang trại trồng thanh long, chanh, bưởi… trên địa bàn trong ngoài tỉnh.
Đặc biệt, sản phẩm trái thanh long từ vườn anh em nhà ông Bảy đã xuất qua thị trường khó tính Nhật Bản (có giấy chứng nhận GolobalGap).
“Sắp tới nếu việc tiêu thụ phân hữu cơ thuận lợi, tôi sẽ đầu tư thêm máy móc, nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng sản lượng. Đặc biệt, tôi đã liên hệ với nhà máy ván ép từ gỗ tràm ở tỉnh Kiên Giang để nhập nguyên liệu sản xuất nên không lo nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, tôi hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học như: kỹ sư Võ Thanh Tùng, Tiến sĩ Mai Thành Phụng… để nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón từ vỏ cây tràm và phế phẩm khác trong sản xuất công nghiệp”, ông Bảy cho biết thêm.
An Cơ - Hải Sơn
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…
Sau rất nhiều thất bại trong việc theo đuổi giấc mơ làm nông nghiệp sạch, anh nông dân Tô Linh…
Mô hình “canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm” đã và đang được Sở Nông nghiệp…
Thời gian qua, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên…
Với Vườn rau thủy canh 4.0, chị Lê Thị Thu Cúc (SN 1990, ngụ ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện…
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, những năm vừa qua, HTX Yên Viên luôn nằm trong…
Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị khởi…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…