18:10 26/10/22 Print

Số hóa nghề cá để khắc phục “thẻ vàng” IUU, hướng tới phát triển bền vững

Đối với nghề cá và hoạt động chế biến, xuất khẩu hải sản Việt Nam, thẻ vàng đã tạo nên rào chắn lớn trong sự tăng trưởng và phát triển.

Xuất khẩu thủy sản sang EU chiếm khoảng 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Ảnh: CTV

Chính vì vậy, việc gỡ bỏ thẻ vàng trở thành nỗ lực lớn của toàn ngành và tìm hướng kiểm soát, quản lý là việc tất yếu.

Đồng bộ bằng “Số hóa”

Với tình hình hiện nay, Bộ NN-PTNT cùng ngành thủy sản Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong công cuộc thực hiện Luật Thủy sản 2017 và thực hiện chống khai thác bất hợp pháp.

Cho đến nay, gần 5 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu áp dụng "thẻ vàng" IUU đối với ngành thủy sản Việt Nam, toàn bộ đội ngũ tàu khai thác xa bờ có chiều dài 15m trở lên đã được gắn thiết bị giám sát hành trình. Nhiều tàu cá vi phạm đã bị xử phạt nặng bằng các hình thức thu hồi giấy phép khai thác có thời hạn và vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, để có thể quản lý nghề cá hiệu quả và triệt để, khơi thông từ ý thức của nhiều thế hệ, nhiều biện pháp được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản đề xuất cũng đã được Bộ NN-PTNT quan tâm và đưa vào thực hiện.

Với sự tiến bộ khoa học hiện nay, quản lý và kiểm soát không bằng các biện pháp truyền thống, mà được áp dụng bằng con đường số hóa, thông qua các thiết bị điện tử để hiệu quả.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ ngay sau khi Ủy ban châu Âu đưa ra cảnh báo thẻ vàng, hiệp hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ thẻ vàng của châu Âu.

Đơn cử như phối hợp với các địa phương tổ chức các buổi làm việc với ngư dân để nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện IUU tại địa phương.

Thêm vào đó, quy định chống khai thác bất hợp pháp không còn là yêu cầu của riêng thị trường châu Âu, mà đang dần trở thành yêu cầu của các thị trường lớn khác.

Cụ thể, Nhật Bản thông báo từ ngày 1/12/2022 sẽ áp dụng giấy chứng nhận, xác nhận theo quy định IUU với bốn loài thủy sản xuất khẩu vào thị trường này gồm mực ống và mực nang, cá thu đao, cá thu mackerel và cá trích.

Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp khi sử dụng nguồn nguyên liệu đánh bắt có chứng nhận. Từ thực tế trên, lãnh đạo VASEP kiến nghị Bộ NN-PTNT cần có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các cảng cá.

Đồng thời cần số hóa hệ thống nghề cá để lưu trữ các số liệu, qua đó hỗ trợ quá trình gỡ thẻ vàng IUU. Bởi qua số hóa, các dữ liệu lưu lại thể hiện rõ ràng nhất nỗ lực của ngư dân và toàn nghề cá Việt Nam.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp gỡ thẻ vàng

Xuất khẩu thủy sản sang EU chiếm khoảng 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Con số này cho thấy tầm quan trọng của việc tháo gỡ thẻ vàng IUU. Do vậy, chính quyền và ngư dân các tỉnh ven biển đang nỗ lực thực hiện giải pháp đồng bộ, cấp bách với hy vọng sớm gỡ được thẻ vàng của EC để sản lượng thủy, hải sản xuất khẩu tăng thêm.

Theo đó, một số tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Quảng Ninh, Bình Thuận... đã tăng cường xử phạt hành vi khai thác IUU, nhất là vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Các tỉnh Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Cà Mau, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng có tỷ lệ lắp thiết bị định vị VMS cao (thiết bị giám sát hành trình), trên 95%.

Điển hình, đối với tỉnh Bình Thuận, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh liên tiếp chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp và yêu cầu khắc phục tồn tại, hạn chế theo ý kiến kết luận của Đoàn thanh tra EC.

Đến nay, gần 99% tàu cá từ 15m trở lên ở Bình Thuận đã lắp thiết bị giám sát hành trình để thuận tiện quản lý. Tỉnh này cũng tăng cường lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ trên biển nhằm phát hiện, bảo vệ, ngăn chặn tàu cá và ngư dân có nguy cơ xâm phạm vùng biển nước ngoài; tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân về IUU...

Các địa phương đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ "thẻ vàng" của EC. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Tương tự, tại Cà Mau, tới thời điểm này 100% phương tiện khai thác thuộc diện bắt buộc đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Hay như tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có 9.800 tàu cá đăng ký hoạt động. Đến nay, đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 3.649/3.885 tàu, còn lại 236 tàu cá thuộc diện xóa đăng ký, tàu nằm bờ và bị ngân hàng quản lý. Theo ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh đã kêu gọi bà con chấp hành nghiêm các quy định của Luật Thủy sản 2017 và các quy định của pháp luật về chống khai thác IUU.

Trà Diễm (T/h)

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Số hóa nghề cá để khắc phục “thẻ vàng” IUU, hướng tới phát triển bền vững

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp

Để bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, những năm gần đây, nhiều nông dân, hợp tác xã…

Chăn nuôi công nghệ số: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Chăn nuôi công nghệ số: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…

Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Tập huấn ứng dụng công nghệ số trong liên kết sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Ngày 23/11, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp…

Có nhiều giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Có nhiều giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngày 23-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội thảo Các giải…

Hải Dương: Rươi, cáy và hơn 1000 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: Rươi, cáy và hơn 1000 sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử

Hải Dương hiện nay có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu trên sàn thương mại điện tử với…

Chàng kỹ sư IT “bỏ phố về quê” làm phần mềm giúp nông dân quản lý trang trại 4.0

Chàng kỹ sư IT “bỏ phố về quê” làm phần mềm giúp nông dân quản lý trang trại 4.0

Ngoài giải quyết được bài toán giúp nông dân quản lý trang trại 4.0, anh Tuấn mong muốn sẽ phát…

Mắc ca OCOP vùng sâu lên sàn thương mại điện tử

Mắc ca OCOP vùng sâu lên sàn thương mại điện tử

Một gia đình nông dân vùng sâu Di Linh đã chuyển từ một nông hộ chuyên trồng, bán sản phẩm…

Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ được áp dụng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất

Nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ được áp dụng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất

Sáng 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa…

Nền tảng “Mạng nhà nông” có đầy đủ tính năng của một “mạng xã hội” giúp bà con nông dân tiếp cận chuyển đổi số

Nền tảng “Mạng nhà nông” có đầy đủ tính năng của một “mạng xã hội” giúp bà con nông dân tiếp cận chuyển đổi số

Sáng nay 17/11, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông…

Bình Dương thực hiện đồng bộ xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Bình Dương thực hiện đồng bộ xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Để tạo sự chuyển biến trong sản xuất, chăn nuôi, khai thác và phát huy thế mạnh về thổ nhưỡng,…

Tin mới cập nhật

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

IFOAM châu Âu kiên quyết phản đối Kỹ thuật gen mới trong sản xuất Hữu cơ

Một lần nữa IFOAM châu Âu lên tiếng yêu cầu các thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) và…

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…

Bánh lọc OCOP

Bánh lọc OCOP

Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin