Nền kinh tế Sri Lanka sụp đổ có phải vì theo đuổi nông nghiệp hữu cơ 100%?
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), Sri Lanka có GDP khoảng 85 tỷ USD. Trong vài năm qua, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của Sri Lana có xu hướng tăng lên. Theo báo cáo mới nhất, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 9% tổng GDP của Sri Lanka.
Các loại cây trồng chính là gạo, chè, dừa, cao su, ngô, lúa mì, khoai tây, ớt và đậu. 52% tổng kim ngạch xuất khẩu dựa trên hàng may mặc và các sản phẩm dệt may. Chè chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu và 53,3% kim ngạch xuất khẩu nông sản. Chè đã đóng góp hàng năm khoảng 1,3 tỷ đô la cho xuất khẩu của đất nước trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Sri Lanka. Phần còn lại của xuất khẩu chủ yếu là: cá, cao su, đá quý và gia vị…
Tuy nhiên, quyết định chuyển sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã làm đình trệ việc sản xuất nhiều loại cây nông nghiệp, điều này càng làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế của Sri Lanka. Do đó, đang có một cuộc điều tra xem liệu nông nghiệp hữu cơ có phải là một kỹ thuật dẫn đến hậu quả kinh tế bất lợi cho một quốc gia, hay có điều gì sai trái trong quy hoạch và chiến lược khiến nông nghiệp hữu cơ không hiệu quả đối với Sri Lanka. Qua đó có thể xác định nông nghiệp hữu cơ còn hữu ích hay không trong thói quen sống ngày nay sau những gì đã xảy ra tại Sri Lanka.
Vào tháng 6/2022, Thủ tướng Sri Lanka, ông Ranil Wickremesinghe đã buộc phải thừa nhận sự sụp đổ của nền kinh tế đất nước trước Quốc hội khiến nước này không đủ chi trả cho những nhu yếu phẩm.
Sau đó, khi điều tra về thảm họa kinh tế, người ta đã xác định được nhiều nguyên nhân đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn. Một trong những lý do là chính sách theo đuổi nông nghiệp hữu cơ. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa có một mục tiêu đầy tham vọng là biến Sri Lanka thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có 100% nông nghiệp là nông nghiệp hữu cơ. Ông đã sử dụng phương châm này trong chiến dịch tranh cử năm 2019.
Sụp đổ nền kinh tế khiến Sri Lanka rơi vào tình trạng thiếu lương thực, năng lượng
Vài tháng sau khi trở thành tổng thống Sri Lanka vào tháng 11/2019, ông Gotabaya Rajapaksa đã áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc nhập khẩu thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp vào ngày 26/4/2021.
Một năm sau, Sir Lanka đã phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng gạo giảm xuống 20% buộc Sri Lanka phải nhập khẩu gạo bằng cách chi 450 triệu USD để đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa, giá gạo tăng lên đến 50%.
Ngành chè là nguồn thu ngoại tệ chính của Sri Lanka đã bị thiệt hại tài chính 450 triệu USD. Chính phủ phải trả một số tiền đáng kể cho nông dân và trợ cấp để bù đắp thiệt hại do năng suất thấp. Theo một báo cáo về chính sách đối ngoại, khoảng nửa triệu người Sri Lanka đã phải sống dưới mức nghèo khổ sau đại dịch COVID-19 và các cuộc khủng hoảng kinh tế của Sri Lanka trầm trọng hơn là khủng hoảng nông nghiệp.
Hơn nữa, theo báo cáo của WFP (Chương trình Lương thực Thế giới) vào tháng 7/2022, trung bình cứ mười người ở Sri Lanka có ba người không sử dụng an toàn về thực phẩm, đồng nghĩa với việc có khoảng 6,26 triệu người dân Sri Lanka nằm trong số này. Liên Hợp Quốc ước tính, khoảng 4/5 người dân Sri Lanka đã bắt đầu bỏ bữa vì không đủ tiền ăn. Hàng loạt gia đình đang phải trông chờ tiếp tế gạo từ chính phủ, cũng như các quỹ từ thiện và người hảo tâm.
Theo số liệu của Chính phủ Sri Lanka, lạm phát trong tháng 6/2022 của nước này lên tới 54,6%, trong đó chi phí vận tải tăng 123%, thực phẩm tăng 80%. Để đối phó lạm phát, Sri Lanka có cả kế hoạch ngừng in tiền.
Nhiều ý kiến đổ lỗi cho nông nghiệp hữu cơ gây ra khủng hoảng kinh tế ở Sri Lanka. Tuy nhiên thực tế cho thấy có rất nhiều lý do dẫn đến sự sụp đồn này, từ quản lý yếu kém của Chính phủ, du lịch, sự can thiệp của nước ngoài, tội phạm kinh tế, vi phạm nhân quyền và khan hiếm dự trữ ngoại hối…
Hà Dũng
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Năm 2022 là năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nhưng thị trường hữu cơ Vương quốc…
Sự hợp tác giữa FAO và Bộ Nông nghiệp Indonesia sẽ đẩy nhanh sự phát triển của nền nông nghiệp…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…