17:09 30/09/22 Print

Sử dụng kháng sinh thận trọng cho động vật: Thay đổi vì một nền nông nghiệp bền vững

Sáng 30/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Sử dụng kháng sinh thận trọng cho động vật: Thay đổi vì một nền nông nghiệp bền vững” với sự tham gia của lãnh đạo các ban ngành, nhà khoa học. TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam dự Hội thảo.

Rất nhiều lãnh đạo, nhà khoa học đã tham dự hội thảo (TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, thứ 3 từ phải sang)

Tham dự hội thảo là các nhà quản lý tới từ Cục Thú y, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, các trường đại học đầu ngành trong lĩnh vực nông lâm và đại diện các công ty thức ăn chăn nuôi.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Phạm Đức Phúc - Viện trưởng Viện sức khỏe Môi trường và Phát triển bền vững; điều phối viên mạng lưới một sức khỏe các trường Đại học Việt Nam cho biết, mặc dù kháng sinh được sử dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi nhằm duy trì sức khỏe vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần bảo vệ nguồn sinh kế và sự bền vững của ngành chăn nuôi, nhưng việc sử dụng không hợp lý, thiếu trách nhiệm mang đến nhiều rủi ro như tạo ra vi khuẩn nhờn thuốc, tạo tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Trong khi đó, Chăn nuôi là một trong những mũi nhọn trong nền Nông nghiệp Việt Nam. Theo thống kê năm 2021, Việt Nam có: 2,282 triệu con trâu – 6,236 triệu con bò – 28,1 triệu con lợn và 523,2 triệu gia cầm các loại để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, có rất nhiều nút thắt trong ngành Chăn nuôi Việt Nam như: An toàn sinh học còn hạn chế, phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả chưa cao dẫn đến sự phát triển không bền vững; đây là điểm nghẽn lớn nhất của ngành Chăn nuôi. Hao hụt do dịch bệnh là nguyên nhân chính gây biến động tổng đàn, sản lượng thực phẩm mất cân đối cung cầu, giảm lợi nhuận và ảnh hưởng sinh kế của người chăn nuôi.

Ngoài ra, quy mô chăn nuôi nhỏ còn chiếm tỉ trọng cao (80% số cơ sở và 40% sản lượng) – Tổ chức sản xuất còn yếu, thiếu bền vững -  Kết nối sản xuất và thị trường chưa tốt – Chăn nuôi mới chỉ chú trọng giá trị thực phẩm chưa tích hợp các giá trị khác như: sinh thái, du lịch, văn hóa…

Để phát triển ngành Chăn nuôi, theo TS. Võ Trọng Thanh (Cục Chăn nuôi), hiện Việt Nam có rất nhiều chính sách với những định hướng cụ thể như: Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm – Phát triển hơn nữa các ngành hàng có tiềm năng và thị trường như: thịt gia cầm, sữa, trứng – Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa – Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ – Xây dựng vùng chăn nuôi xa khu dân cư – Phát triển công nghệ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế biển sản phẩm chăn nuôi – Quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp – Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học – Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi – Đẩy mạnh chuyển đổi số…

Cũng theo TS. Võ Trọng Thanh, để phát triển ngành Chăn nuôi, việc sử dụng thận trọng thuốc kháng sinh và tiến tới không sử dụng kháng sinh trong Chăn nuôi sẽ đóng một vai trò rất quan trọng.

TS. Võ Trọng Thanh đã đưa ra một số giải pháp để không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh – Sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt – Kiểm soát tốt chất lượng thức ăn chăn nuôi và vệ sinh thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, thành phẩm – Sử dụng các chất thay thế kháng sinh như Vắc xin, các chất cải thiện sức khỏe cho vật nuôi – Cải thiện chất lượng giống cho vật nuôi.

Với những giải pháp đó, TS. Võ Trọng Thanh cho biết Việt Nam đang theo lộ trình giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tiến tới ngừng hoàn toàn.

Cụ thể, trước năm 2016, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được quản lý theo danh mục, đã có khoảng 40 loại kháng sinh dưới dạng premix nhằm kích thích sinh trưởng vật nuôi đăng kí trong danh mục thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam.

Năm 2016, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT cho phép 15 loại kháng sinh, hóa dược được sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm kích thích sinh trưởng cho vật nuôi.

Từ ngày 1/1/2018: Ngừng hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm kích thích sinh trưởng cho vật nuôi. Kháng sinh chỉ được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh cho vật nuôi giai đoạn con non và trị bệnh cho vật nuôi khi mắc bệnh.

Đặc biệt, từ ngày 1/1/2026: Ngừng hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi. Kháng sinh chỉ được phép sử dụng để điều trị, điều trị dự phòng cho vật nuôi.

Các chuyên gia và nhà quản lý đầu ngành khác cũng đóng góp, thảo luận nhiều nội dung như thực trạng và giải pháp kháng sinh trong chăn nuôi bò ở Việt Nam; Khung kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh (AMR) và một số kết quả nghiên cứu AMR và gen kháng thuốc ở vật nuôi...

Hà Dũng

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Sử dụng kháng sinh thận trọng cho động vật: Thay đổi vì một nền nông nghiệp bền vững

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…

Vĩnh Phúc: Lan tỏa mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Vĩnh Phúc: Lan tỏa mô hình nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là chiến lược phát triển của tỉnh, ngành nông nghiệp…

Nông trại của những mùi hương

Nông trại của những mùi hương

Nông trại của những mùi hương vùng Nam Ban, huyện Lâm Hà hình thành và phát triển từ năm 2017…

Hoạt động tiêu biểu của PGS Tuyên Quang năm 2023

Hoạt động tiêu biểu của PGS Tuyên Quang năm 2023

Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…

Tuyên Quang: Thăm quan, trao đổi về nông nghiệp chất lượng cao tại Malaysia

Tuyên Quang: Thăm quan, trao đổi về nông nghiệp chất lượng cao tại Malaysia

Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…

KienlongBank giành cú đúp giải thưởng tại Asia Pacific Enterprise Awards 2023

KienlongBank giành cú đúp giải thưởng tại Asia Pacific Enterprise Awards 2023

Trong tương lai, KienlongBank sẽ phát huy vai trò chủ động của ngành Ngân hàng với trách nhiệm dành cho…

Sử dụng thuốc an toàn trong nông nghiệp

Sử dụng thuốc an toàn trong nông nghiệp

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…

Anh và EU siết chặt quy định nuôi Hữu cơ loài cá được ưa chuộng nhất thế giới

Anh và EU siết chặt quy định nuôi Hữu cơ loài cá được ưa chuộng nhất thế giới

Cá hồi có lẽ là loài cá được ưa chuộng nhất thế giới bởi mùi vị thơm ngon và bổ…

Australia: Đẩy nhanh quá trình thực thi Luật ghi nhãn Hữu cơ

Australia: Đẩy nhanh quá trình thực thi Luật ghi nhãn Hữu cơ

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…

Mozambique: Cách hay để trồng cà phê Hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong Vườn quốc gia

Mozambique: Cách hay để trồng cà phê Hữu cơ nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong Vườn quốc gia

Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…

Tin mới cập nhật

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Supe Lâm Thao: Phát triển bền vững song hành với bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Đây chính là tôn chỉ của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với nhiều…

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Supe Lâm Thao: Chất lượng sản phẩm là “kim chỉ nam”

Với định hướng lấy chất lượng sản phẩm làm “kim chỉ nam”, Supe Lâm Thao luôn tập trung nghiên cứu,…

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 2)

Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xanh, Nông nghiệp Hữu cơ, Nông nghiệp chính xác, Nông nghiệp thông minh, Nông…

Bánh lọc OCOP

Bánh lọc OCOP

Từ món ăn dân dã, những người dân từ tỉnh Thừa Thiên Huế vào huyện Đạ Tẻh lập nghiệp ở…

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nuôi “vàng đen” ở Đức Lĩnh

Nhiều nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo những vùng đất…

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Kế hoạch số số 282/KH-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án phát…

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Supe Lâm Thao tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ sản xuất

Là “anh cả” trong làng phân bón Việt Nam, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm…

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Vĩnh Phúc có đầy đủ tiềm năng, lợi thế phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã hội, vị trí địa lý... Vĩnh Phúc là tỉnh có…

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Tập huấn phát triển sản xuất chè bền vững vùng đồng bào DTTS

Ngày 04/12/2023 tại Khách sạn Crow, TP. Thái Nguyên, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Trường Đại học Nông…

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 1)

Giảm dấu chân các bon trong canh tác nông nghiệp: Nông nghiệp Hữu cơ là một chìa khoá (phần 1)

Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã phát thải ra một lượng lớn khí nhà kính khiến cho tình…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin