13:05 25/05/23 Print

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng cho các năm tiếp theo.

 Hướng dẫn đầu bờ kỹ thuật xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Thay đổi tư duy về cách xử lý rơm rạ

Theo thống kê sản lượng rơm rạ mỗi năm tại Việt Nam là khoảng 40 triệu tấn trong đó, hơn một nửa được xử lý bằng cách đốt đồng gây ô nhiễm môi trường và tăng phát thải khí nhà kính.

Nguồn phụ phẩm từ rơm rạ tưởng chừng như bỏ đi nhưng nếu biết tận dụng có thể tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích. Vì thế, Bộ NN-PTNT vừa phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế thực hiện Dự án Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn từ rơm.

Người nông dân khi tham gia dự án sẽ được thực hành công nghệ canh tác lúa gạo bền vững, hữu cơ. Tận dụng rơm rạ để sản xuất các sản phẩm từ rơm như nấm rơm, thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị.

Theo nhóm nghiêm cứu của Cử nhân Nguyễn Văn Tiệp, PGS.TS. Lê Quốc Tuấn (thuộc Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) và ThS. Lê Minh Thanh (Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An), khuynh hướng sử dụng rơm rạ trên đồng ruộng phụ thuộc rất nhiều vào số vụ canh tác lúa trong năm, yếu tố thời tiết cũng như điều kiện canh tác của từng nông hộ.

Ở các địa phương khảo sát, đốt rơm vẫn là biện pháp mà người dân sử dụng phổ biến nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng cho các năm tiếp theo.

Đốt rơm rạ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, 98,33 % (vụ Xuân), 95,83 % (vụ Hè Thu) hộ dân sẽ vẫn lựa chọn biện pháp đốt rơm trên đồng ruộng để xử lý nguồn sinh khối này trong những năm tiếp theo, trong khi các hình thức xử lý rơm khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của người dân về ảnh hưởng của đốt rơm đến môi trường còn hạn chế.

Người dân lựa chọn hình thức xử lý rơm bằng phương pháp đốt phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Đốt rơm trên các diện tích rộng lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, không khí, ảnh hưởng sức khỏe con người và góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu, gây lãng phí một nguồn tài nguyên sinh khối to lớn.

Hãy sử dụng phân bón hữu cơ

Theo các chuyên gia nông nghiệp, rơm rạ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho đất đặc biệt là chất hữu cơ làm cho đất có kết cấu tốt, tơi xốp, dễ làm đất, mùn nhiều, tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng làm tăng hoạt động của vi sinh vật đất, làm cho đất màu mỡ đảm bảo năng suất lúa ổn định.  

Vậy tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, quản lý rơm rạ thế nào cho đúng cách?

Một số phương pháp quản lý rơm hữu dụng như dùng rơm tủ gốc cây hay trong quá trình sản xuất trồng cây vụ đông theo phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ như trồng hành, tỏi, ủ gốc cho cây ăn quả… đang là câu chuyện được người nông dân quan tâm, tìm tòi học hỏi để áp dụng trong thực tiễn.

Hay việc ứng dụng rất gần gũi khác mà không cần xới đảo đống rơm rạ là nguồn nguyên liệu giá thể để trồng nấm.

GS.TS Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho rằng, việc tận dụng rơm rạ đúng cách sẽ giúp cho môi trường đất phì nhiêu để cây trồng phát triển và nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập.

“Tuy nhiên nếu chúng ta không quản lý rơm rạ đúng cách sẽ lãng phí một nguồn tài nguyên quý. Đặc biệt, nếu ta xử lý sai cách sẽ gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa và gây ô nhiễm môi trường. Thậm chí nó còn là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sản xuất và cộng đồng, giảm thu nhập của người sản xuất lúa”, GS.TS Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo.

Hãy ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ.

GS.TS Nguyễn Xuân Hồng cũng cho rằng, bên cạnh việc quản lý rơm rạ bằng những cách trên thì xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học như phân vi sinh Đa chủng đa chức năng Azotobacterin, chế phẩm Sumitri... sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

“Người nỗng dân hãy sử dụng phân bón hữu cơ thay cho một phần phân hóa học là xu hướng chúng ta cần hướng đến. Tái tạo rơm rạ thành phân bón hữu cơ cũng là cách để ta giảm thiểu sử dụng phân hóa học đi chứ”, GS.TS Nguyễn Xuân Hồng nói thêm.

Sử dụng phương pháp ủ phụ phẩm nông nghiệp bằng men vi sinh có thể bổ sung thêm phân chuồng là giải pháp cần thiết hiện nay. Với phương pháp này, phế thải đồng ruộng được thu gom và ủ bằng chế phẩm sinh học như Biomix, Compost maker… trước khi vùi vào trong đất hoặc chờ thành phân hữu cơ rồi bón ra ruộng.

Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật sẽ làm đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, tăng cường hiệu quả xử lý. Thời gian ủ để rơm hoai mục rút ngắn còn 30-36 ngày. Sử dụng phân rơm bón lại cho lúa đã có tác dụng tích cực đến năng suất lúa ở ngay vụ đầu tiên. Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ hay phân rơm có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

Nhóm tác giả nêu trên cũng đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng rơm rạ một cách hợp lý, tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên của địa phương, giảm thiểu các nguồn tài nguyên không tái sinh nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trước tiên phải là công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng.

“Đây là phương pháp quan trọng hàng đầu. Giải pháp này mang lại hiệu quả lâu dài làm thay đổi dần những tập quán cũ có từ lâu đời. Để thực hiện biện pháp này, chúng ta cần tuyên truyền qua các kênh thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông như loa phát thanh của địa phương, thông qua các chương trình văn hóa văn nghệ... để nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý và xử lý phế thải đồng ruộng.

Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng các chương trình làng xóm sạch sẽ. Hàng năm bình xét và có chính sách khen thưởng các đơn vị, hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Giáo dục trong các trường học để nâng cao nhận thức của học sinh. Việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho công dân phải được thực hiện từ nhỏ, tổ chức các chương trình học tập, vui chơi có lồng ghép vấn đề môi trường”, nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An nhấn mạnh.

Hải Sơn

 

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…

Rau hữu cơ - chú trọng chất lượng sản phẩm cho người dùng

Rau hữu cơ - chú trọng chất lượng sản phẩm cho người dùng

Với Vườn rau thủy canh 4.0, chị Lê Thị Thu Cúc (SN 1990, ngụ ấp Chánh, xã Long Hiệp, huyện…

Tin mới cập nhật

Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam: Nâng tầm đệ nhất danh trà của người Việt

Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam: Nâng tầm đệ nhất danh trà của người Việt

Công ty TNHH Chè cổ thụ Việt Nam được thành lập năm 2020 là doanh nghiệp nằm trong HTX chế…

HTX chế biến chè Phìn Hồ: Đưa tinh hoa của núi rừng ra biển lớn

HTX chế biến chè Phìn Hồ: Đưa tinh hoa của núi rừng ra biển lớn

Với 5 dòng sản phẩm chính được chế biến từ những búp chè non nhất của những cây chè Shan…

Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Hội thảo: Nâng cao giá trị vùng khai thác rươi, cáy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững trên…

Nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn giảm phát thải chống biến đổi khí hậu

Nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn giảm phát thải chống biến đổi khí hậu

Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn tái sinh như một giải pháp giúp người nông dân thích ứng…

Sôi động Hội thi gặt lúa rươi hữu cơ An Thanh vụ Xuân 2023

Sôi động Hội thi gặt lúa rươi hữu cơ An Thanh vụ Xuân 2023

Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

WinMart thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao tỉnh Nghệ An

Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Ngành sữa hữu cơ ‘khó thở’, Hoa Kỳ ‘bơm’ luôn 104 triệu USD để bình ổn

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng