Tổ chức Forest Trebds phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) vừa công bố bản Báo cáo: “Tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine tới ngành gỗ Việt Nam hiện tại và tương lai”.
Báo cáo đưa ra một số nhận định ban đầu về tác động của cuộc xung đột này tới ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Báo cáo sử dụng nguồn thông tin từ dữ liệu Hải quan Việt Nam và từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center) của UNCOMTRADE.
Bản báo cáo nói về câu chuyện ngành gỗ Việt Nam và thế giới
Nguồn tài nguyên rừng của Nga rất lớn
Nga là một trong những nước lớn nhất xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu như Palladium, khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, ngũ cốc trên toàn cầu.
Xung đột giữa Nga - Ukraina đang tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do đó, đã làm xáo trộn nguồn cung các mặt hàng này từ Nga và đang gây ra những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Giá của tất cả các mặt hàng này từ Nga tăng mạnh kể từ ngày 4/1 vừa qua và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
TS. Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Forest Trebds chia sẻ: Nga là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam kể từ năm 2012. Sau Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu có hiệu lực từ 2016, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong các nước ASEAN, với kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam vào Nga và kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam từ thị trường này chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu cũng như kim ngạch nhập khẩu của Nga vào các nước Đông Nam Á.
Theo TS. Phúc, Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Diện tích rừng khoảng 815 triệu ha, lớn gấp gần 60 lần diện tích rừng hiện tại của Việt Nam. Lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới trên 200 triệu m3, tương đương 10% tổng lượng cung gỗ toàn cầu.
Năm 2020, Nga xuất khẩu khoảng 15 triệu m3 gỗ tròn, chiếm 12% lượng gỗ tròn giao dịch toàn cầu. Nga cũng là nguồn cung gỗ xẻ lớn nhất trên thế giới và đứng thứ 7 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ. Theo WRI, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Nga đạt khoảng 12,3 tỷ USD, trong đó chủ yếu là mặt hàng gỗ nguyên liệu
Mặc dù, Nga không phải là thị trường lớn của Việt Nam cả về nguồn cung gỗ nguyên liệu và về thị trường tiêu thụ đồ gỗ. Song, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina đang ảnh hưởng tới bức tranh cung - cầu thế giới về gỗ nguyên liệu và các mặt hàng gỗ.
“Do ngành gỗ Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, tác động của cuộc chiến tới nguồn cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam và tới các thị trường tiêu thụ đồ gỗ từ Việt Nam là điều không thể tránh khỏi”, TS. Phúc nhận định.
Thương mại gỗ Việt Nam - Nga
Nga không phải thị trường cung gỗ nguyên liệu quan trọng của Việt Nam. Năm 2021 kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nga đạt khoảng 55 triệu USD, tương đương 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ tất cả các nguồn trong cùng năm.
Gỗ xẻ, gỗ dán, veneer là các mặt hàng nhập khẩu chính, với kim ngạch nhập khẩu gỗ xẻ chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Các loài Bạch dương (birch), Bồ đề, Vân sam (hay còn gọi là linh sam) chiếm trên 85% trong tổng lượng gỗ xẻ nhập vào Việt Nam từ Nga.
Ngoài ra, một lượng gỗ lớn hơn nhiều từ Nga được các doanh nhân Trung Quốc nhập khẩu sau đó bán sang Việt Nam, nguồn này rất khó thống kê phân tích.
Theo đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất từ Nga, với lượng nhập vào Trung Quốc chiếm trên dưới 50% tổng lượng gỗ tròn và xẻ xuất khẩu hàng năm của Nga.
Một lượng nhỏ gỗ có nguồn gốc từ Nga được nhập khẩu vào Việt Nam qua Trung Quốc, chủ yếu ở dạng sản phẩm là gỗ xẻ và veneer.
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập trên 70.000 m3 gỗ xẻ từ Trung Quốc; các loài nhập chính gồm Bạch dương, Dương, phong vàng, sồi, thông. Và, nhập gần 200.000m3 veneer từ Trung Quốc, trong đó Bạch dương, Dương, sồi, thông là các loài chủ đạo trong lượng nhập khẩu.
Năm 2021, veneer từ gỗ Bạch dương nhập vào Việt Nam đạt 120,94 nghìn m3 chiếm tới 89% tổng lượng veneer nhập khẩu từ nguồn này vào Việt Nam trong năm (248,12 nghìn m3).
Vậy Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ vào Nga ra sao? Báo cáo nói rõ, trong các thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt Nam, Nga là thị trường rất nhỏ. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt khoảng 7,3 triệu USD, tương đương 0,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam ra thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu vào Nga chủ yếu là ghế ngồi và đồ gỗ nội thất.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng gỗ của Việt Nam có thể được xuất khẩu vào Nga thông qua hệ thống người mua tại Châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Bỉ... Tuy nhiên, Báo cáo này hiện chưa có thông tin cụ thể về đồ gỗ của Việt Nam xuất vào Nga thông qua kênh này.
Mai Chiến
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Tại Hội thảo “Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh…
Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ là một nhân tố quan trọng cùng với Bộ NN&PTNT xây dựng,…
Sự tăng cường hợp tác giữa Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) và Hiệp hội Nông nghiệp Hữu…
Cùng nhau phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên đất Lào là những nội dung chính…
Thái Nguyên hiện nay có hơn 500 HTX nông nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất, trong đó có nhiều…
Giám đốc Nguyễn Mạnh Cường và Viện trưởng Mai Văn Trịnh thống nhất: Trong thời gian sớm nhất, hai đơn…
Năm 2022 là năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, nhưng thị trường hữu cơ Vương quốc…
Sự hợp tác giữa FAO và Bộ Nông nghiệp Indonesia sẽ đẩy nhanh sự phát triển của nền nông nghiệp…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…