Tỉnh Tây Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp. Do đó, địa phương đã tập trung triển khai cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực, mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản...
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại Tây Ninh. Ảnh: CTV
Tái cơ cấu sản xuất từng lĩnh vực chủ đạo
Năm 2022 được xem là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021–2025. Ngành Nông nghiệp tỉnh đã chủ động định hướng cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Chăn nuôi từng bước chuyển đổi theo định hướng chăn nuôi tập trung. Trên địa bàn tỉnh có 634 trang trại gia súc với tổng đàn gần 194.800 con (chiếm 47,5% tổng đàn gia súc); 102 trang trại gia cầm với tổng đàn 6,1 triệu con (chiếm 57% tổng đàn gia cầm) được nuôi theo hình thức trang trại tập trung. UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 16 dự án chăn nuôi với tổng mức đầu tư 1.231 tỷ đồng.
Đồng thời xu hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp mở ra tiềm năng, cơ hội về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Các chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất của tỉnh đã được ban hành và từng bước đi vào cuộc sống, tạo động lực lớn thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng.
Theo Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, ngành Nông nghiệp Tây Ninh phấn đấu đến năm 2025, bình quân giá trị sản xuất đất trồng trọt đạt 115 triệu đồng/ha; cơ cấu nông - lâm - thủy sản trong tổng sản phẩm của tỉnh chiếm 14-15%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) đạt trên 40%.
Kế hoạch hướng đến mục tiêu cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn phát triển và nông dân giàu mạnh; nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh nói chung.
Để thực hiện Kế hoạch trên, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh tập trung triển khai là cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực.
Ngành Nông nghiệp tỉnh Tây Ninh sẽ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất; phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; tăng cường thông tin thị trường và xúc tiến thương mại; khai thác tốt tiềm năng thị trường từ các hiệp định thương mại tự do và các cam kết, thỏa thuận hợp tác đã ký kết;...
Nông nghiệp công nghệ cao là then chốt
Nông nghiệp ƯDCNC đang là xu thế phát triển tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh. Hiện nay nhiều mô hình nông nghiệp CNC đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất.
Tổng diện tích gieo trồng ƯDCNC trên địa bàn tỉnh đạt 98.745 ha (chiếm 25,6% tổng diện tích gieo trồng), tập trung vào nhóm cây ăn trái (mãng cầu, sầu riêng, các loại cây có múi, chuối, xoài, nhãn, mít, thanh long,...) 20.345 ha; nhóm cây thực phẩm (rau và đậu các loại) 19.900 ha; một số loại cây khác như mía, mì chiếm 58.500 ha.
Hệ thống tưới tự động và bán tự động được trang bị trong các nhà màng, nhà lưới khoảng 55 ha; sử dụng thiết bị điều khiển hiển thị trên điện thoại thông minh và qua các thiết bị cảm biến để điều chỉnh lượng nước tưới và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp; đồng thời kết hợp hệ thống tưới tự động với việc bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu bệnh hại, tránh ảnh hưởng sức khoẻ của người nông dân. Công nghệ tưới tiết kiệm nước như tưới phun, tưới nhỏ giọt được sử dụng phổ biến với diện tích trên 114.500 ha.
Tất cả trang trại đều áp dụng CNC trong sản xuất như hệ thống thức ăn tự động, dùng công nghệ thông tin quản lý đàn và dịch bệnh, ƯDCNC trong sản xuất thức ăn xanh, phối trộn thức ăn theo phần mềm, cơ giới hoá, tự động hoá trong các khâu, sản xuất khép kín, an toàn sinh học, phù hợp với sản xuất thực phẩm an toàn theo thông lệ quốc tế.
Xử lý chất thải trong chăn nuôi với các mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà, vịt; còn chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp đã hỗ trợ 62 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP.
Tỉnh Tây Ninh định hướng phát triển 17 vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC. Ảnh: Báo Tây Ninh
Ước đến cuối năm 2022, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC đạt gần 37%. Tỉnh cũng định hướng phát triển 17 vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC. Mỗi vùng sản xuất được chứng nhận phải hình thành ít nhất 1 chuỗi liên kiết, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết.
Bên cạnh đó, để thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, Tây Ninh tập trung triển khai 2 đề án: vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh và vùng sản xuất nông nghiệp ƯDCNC huyện Tân Châu. Đia phương hiện đang phối hợp ngành chức năng đưa các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Nafoods Group, Tập đoàn TH True Milk, Tập đoàn Hùng Nhơn, Công ty TNHH Đầu tư Xúc tiến thương mại vận tải Thành Đạt, khảo sát thực địa các khu đất phù hợp trên địa bàn huyện Tân Châu để lựa chọn địa điểm đầu tư, sớm triển khai và phát huy hiệu quả.
Trà Diễm (T/h)
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngay sau Tết Nguyên đán, nhiều nông hộ, hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã bắt tay vào…
Phú Thọ - Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Khê phát huy lợi thế đã…
Huyện Phước Long cũng xác định mô hình tôm sạch - lúa an toàn là mô hình phát triển rất…
Phú Thọ - Thời gian qua, mô hình trồng rau an toàn, theo phương pháp hữu cơ của HTX Nông…
Đến nay, toàn TP.Hà Nội có khoảng trên 20 mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn…
Với sản phẩm chất lượng, cùng nhiều thành tích xuất sắc Công ty Cổ phần Quốc tế Hải Dương vinh…
Phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Thủ đô Hà Nội là mô hình…
Hà Nội - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nông dân ở các…
Hà Nội - Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai 19 mô hình tại 68 điểm, thu…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…