(Hà Nội) - Các ban ngành của Thủ đô đang phối hợp với địa phương để đẩy mạnh việc kiểm tra giám sát, quản lý khâu giết mổ gia súc, gia cầm ở thời điểm Tết đã cận kề.
Việc giết mổ gia súc, gia cầm phải được kiểm soát
Chỉ hơn một tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (mùng 1 Tết rơi vào ngày 22/1/2023). Cũng giống như mọi năm, nhu cầu tiêu dùng mỗi khi xuân về của người dân luôn tăng cao, trong đó mặt hàng thịt gia cầm, gia súc là không thể thiếu.
Nhưng kèm với đó là tình trạng giết mổ ở các khu chợ dân sinh luôn là một vấn đề nóng, đòi hỏi các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát, quản lý để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Theo ghi nhận, phần lớn các chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô, tình trạng các tiểu thương giết mổ gia cầm tại nơi mua bán có xu hướng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Theo Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mê Linh, Vũ Sỹ, trên địa bàn huyện có 58 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chủ yếu nhỏ lẻ và mới có 6 cơ sở được cơ quan chức năng cấp phép đủ điều kiện giết mổ, có sự kiểm soát của cán bộ thú y. Việc giết mổ gia súc, gia cầm thường diễn ra vào ban đêm, trong khi đó lực lượng thú y mỏng nên công tác kiểm soát nguồn gốc động vật tại các cơ sở này hết sức khó khăn.
Còn tính chung trên cả địa bàn Thủ đô có 732 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 7 cơ sở công nghiệp, 58 cơ sở bán công nghiệp; thành phố mới kiểm soát được hơn 60% lượng sản phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn, số còn lại vẫn đang bị thả lỏng.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, Nguyễn Ngọc Sơn, hầu hết cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm xen kẽ trong khu dân cư, cơ sở hạ tầng trang thiết bị, dụng cụ không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y. Các cơ sở này thường hoạt động lúc nửa đêm và kết thúc vào sáng sớm nên khó khăn cho việc quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng.
Trước thực trạng đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ, khả năng tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm trong tháng cuối năm, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận hành chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với hộ chăn nuôi quy mô lớn.
Cụ thể, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, Tạ Văn Tường cho biết, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục tham mưu cho thành phố về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn để kiểm soát chất lượng sản phẩm bán trên thị trường.
Còn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chủ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nâng cao ý thức, chấp hành đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về bảo vệ môi trường. Mặt khác, cần vận động chủ các cơ sở giết mổ ký cam kết và nghiêm chỉnh chấp hành việc giết mổ, kinh doanh bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Trước mắt, để bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho người và động vật, các cơ quan chức năng cần có biện pháp thu gom, xử lý rác thải, nước thải xả ra trong quá trình giết mổ tại các cơ sở. Về lâu dài, các địa phương cần tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường…
Hà Dũng (t/h)
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
Đến hết năm 2022, cả nước có 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn NTM; 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58…
Để mẹ không phải xa nhà, Trần Mai Ril quyết định khởi nghiệp trồng nấm để bố mẹ sum họp…
(Thanh Hóa) Để các sản phẩm OCOP bay xa đòi hỏi các chủ thể không ngừng nghiên cứu, sáng tạo,…
Hơn 30 năm sau, tôi gặp lại Hồng Khiêm ngày nào nay đã là NSND…
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, thúc đẩy…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhiếp ảnh gia Kinh Quốc đã ghi lại Hồ Gươm lung linh đêm hội. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc tỏa…
Với nhiều góc máy độc đáo, nhiếp ảnh gia Hồng Vĩnh đã đưa người xem tới nhiều cung bậc cảm…
Vĩnh Phúc – Người dân ở phường Tiền Châu, thành phốPhúc Yên có thu nhập ổn định hơn nhờ bán…
Hà Nội - Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu đang tất bật chăm sóc các loại hoa,…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Ngày 18/1, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Bùi Văn Quang đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến…
Quy trình trồng rau hữu cơ được Bác Tôm kiểm soát chặt chẽ, đồng thời đảm bảo vệ sinh an…
Cả một năm công sức vun trồng trông chờ vào dịp Tết của những người nông dân trồng hoa có…
(Hà Nội) Thủ đô đang thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng tiêu thụ nông sản, nhất là trong…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…