10:01 15/01/23 Print

Tết sớm ở làng bánh chưng nổi tiếng Phú Thọ

Từ lâu, bánh chưng đã được coi là món ăn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và là lễ vật không thể thiếu dâng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhắc tới thương hiệu bánh chưng Cát Trù, người ta thường nhớ đến câu chuyện hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương nhờ sự thông minh, tài trí đã được vua cha truyền lại ngôi báu.

Gia đình bà Nguyễn Thị Ảnh đang đang bật chuyển bị hàng cho khách dịp Tết.

Nghề làm bánh chưng ở Cát Trù, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã có từ rất lâu đời. Lâu đến nỗi những người làm bánh có thâm niên trong xã cũng không nhớ nổi, chỉ biết rằng, xưa kia, bánh chưng Cát Trù đã có mặt ở khắp các chợ quê, được mọi người ưa chuộng.

Trải qua những thăng trầm, biến cố, nghề làm bánh chưng ở Cát Trù cũng có nhiều thay đổi.

Bà Nguyễn Thị Ảnh, chủ cơ sở bánh chưng Chính Ảnh nổi tiếng, 7 lần đoạt giải cao trong hội thi làm bánh dâng các Vua Hùng chia sẻ: "Chúng tôi luôn rất tự hào bởi vào ngày Giỗ Tổ hàng năm, bánh chưng của cơ sở làm ra thường được lựa chọn đưa vào mâm lễ dâng lên các Vua Hùng".

Theo bà Ảnh, cứ bắt đầu tầm khoảng từ ngày 15/12 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, cơ sở của bà thường phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình, người già, trẻ con làm việc nhẹ, người lớn làm việc nặng hơn, đồng thời thuê thêm 10 - 15 lao động/ngày để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng bánh chưng của người dân trong dịp Tết.

Trung bình 1 ngày, cơ sở gói khoảng trên 3 tạ gạo, chủ yếu đổ buôn cho các tiểu thương, nhà hàng trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Ảnh sinh ra trong một gia đình 4 đời làm nghề gói bánh chưng. Ngay từ nhỏ, bà đã phụ bố mẹ rửa lá, đãi gạo, gói bánh. Ngày đi lấy chồng, của hồi môn lớn nhất mà cha mẹ cho bà chính là nghề gói bánh chưng.

Đây là tâm huyết cả đời, dù phải thức khuya dậy sớm nhưng chưa bao giờ bà có ý định bỏ. Chỉ mong sao các con của mình sẽ giữ gìn, phát triển nghề của cha ông…

Bà Ảnh bật mí, tiêu chuẩn của chiếc bánh tiến Vua phải có hình thức đẹp, vuông thành sắc cạnh, màu sắc tươi tắn, gạo rền, thơm hương. Bánh thơm ngon không chỉ bởi lớp nhân đậm đà, lớp vỏ gạo cũng phải dẻo, mềm rền hạt, không nhão. Quá trình tạo nên sản phẩm kỳ công, đòi hỏi người gói có kỹ thuật, tâm huyết.

Người làm bánh chọn kỹ lá dong to bản sạch, gạo nếp chắc mẩy ngâm trong nước mưa lắng lọc, trong ngọt, gói ghém với đậu xanh, thịt tươi thớ nạc thớ mỡ, nêm gia vị muối tiêu thơm nức.

Đậm đà hương vị bánh chưng Cát Trù.

Chị Nguyễn Thị Hương, chủ cơ sở bánh chưng Hương Sơn (Cát Trù, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ, những ngày này, trung bình 1 ngày, gia đình chị gói khoảng trên 3 tạ gạo, chủ yếu đổ buôn cho các tiểu thương, nhà hàng trên địa bàn và các tỉnh lân cận'.

"Những ngày thường, gia đình tôi làm khoảng 50 - 60 kg gạo/ngày, bán chủ yếu tại Hà Nội. Nhưng vào ngày Tết, nhu cầu sử dụng bánh chưng tăng gấp 3- 4 lần, trung bình 1 ngày, tôi xuất ra thị trường trên 3.000 chiếc bánh", chị Hương cho hay.

Với những nguyên liệu cơ bản: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong cũng như nhiều nơi khác đã làm nên thương hiệu bánh chưng Cát Trù. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt của bánh chưng Cát Trù có lẽ nằm ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách gói.

Chị Nguyễn Thị Hương cho biết, để bánh ngon, không bị nhão thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Lá dong phải chọn lá bánh tẻ, dày và cuống mỏng được trồng ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái... gạo là gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung trồng ở Thái Bình, Nam Định... Đỗ xanh phải sạch vỏ, thơm, ngon, thịt lợn thường là thịt ba chỉ hoặc thịt nửa mỡ nửa nạc.

Trước khi gói, lá dong cần được rửa sạch, lau khô; gạo vo thật kỹ trước một giờ, để ráo nước, không nên ngâm gạo lâu vì như vậy gạo sẽ bị nở, khó gói và làm chua bánh nhanh; đỗ xanh nấu vừa chín tới, thịt lợn ướp đủ các loại gia vị cho đậm đà, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh.

Dù không gói bánh bằng khuôn nhưng bánh chưng Cát Trù vẫn được du khách trong và ngoài tỉnh “đánh tiếng” là ngon, dẻo và vuông vức, đều đẹp.

Để chiếc bánh vuông đẹp, mịn, rền thì lúc gói phải đỗ trong gạo, gạo trong lá và gói chặt tay. Khi bánh chín có màu xanh dịu nhẹ của lá dong, vị thơm sánh quyện của đỗ xanh với thịt lợn, dẻo ngon của gạo nếp khiến người thưởng thức cảm nhận được một món ăn vừa ngon vừa đậm đà và mang đặc trưng riêng của địa phương.

Bánh chín, vớt ra, rửa sạch sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên. Ngoài ra, đặt thêm một số vật nặng, như cái cối đá hay chiếc nồi gang to đầy nước, để ép cho bánh ráo nước, rền và ngon, có màu tươi xanh hấp dẫn và có thể để lâu không bị mốc.

Nghề làm bánh chưng đã ăn sâu vào máu của người dân Hùng Việt.

Ngày xưa, cuộc sống khó khăn, bánh chưng chỉ được ăn vào dịp lễ, Tết nhưng hiện nay, kinh tế khá giả, bánh chưng được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày.

Vì vậy, nghề làm bánh chưng Cát Trù có quanh năm, đặc biệt vào các dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu lại tăng cao và đây được coi là vụ sản xuất chính trong năm.

Vì thế, từ sáng đến đêm lúc nào trong nhà chị Hương cũng như các hộ dân trong thôn nhộn nhịp tiếng người ra vào tấp nập và bếp cũng luôn đỏ lửa. Bởi vậy mới nói, có mùi bánh chưng là thấy Tết và thường đến với làng bánh Cát Trù sớm hơn mọi nơi. Đó là mùi thơm của gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn hòa quyện vào nhau lan tỏa khắp xóm khiến cho không khí Tết sớm tràn ngập cả một làng quê.

Trao đổi với PV, ông Bùi Xuân Vĩnh – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cẩm Khê cho biết: “Nghề làm bánh chưng ở Cát Trù mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình với mức thu nhập ổn định. Nghề cũng đã tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động dư thừa tại địa phương. Hi vọng trong thời gian tới, làng bánh chưng Cát Trù sẽ ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh biết đến…”.

Vừa đặt chân tới đầu làng Cát Trù, xã Hùng Việt, Cẩm Khê chúng tôi đã cảm nhận được không khí Tết tràn ngập nơi đây. Những xe chở lá dong xanh mướt, bao đậu xanh bóc vỏ vàng ươm, rồi gạo nếp, hạt tiêu... được người dân rộn ràng, tấp nập chuẩn bị và làn khói mang theo mùi vị đặc trưng của nồi luộc bánh chưng quện vào gió hương thơm bay ngào ngạt khắp một vùng quê.

Xuân Hiền

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Tết sớm ở làng bánh chưng nổi tiếng Phú Thọ

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Khai thác 'mỏ vàng' chất thải, phụ phẩm nông nghiệp

Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Phát triển du lịch nông nghiệp để khai thác nâng cao giá trị nông nghiệp tại Thủ đô

Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Người phụ nữ Nhật 20 năm 'gieo mầm' nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

Sản xuất nông nghiệp làm 'bệ phóng' cho du lịch sinh thái nâng cao giá trị

(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đưa nông sản Việt vươn tầm thế giới bằng hành trình đặc biệt

Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Đưa tinh hoa của biển ra thế giới

Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Cam sành, bưởi Diễn rớt giá thảm hại, bài học nhãn tiền cho ‘nữ hoàng trái cây’

Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

Nói không với thuốc hoá học để con 'nhát chết' sinh sôi, nảy nở, nông dân lãi đậm

(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…

Tin mới cập nhật

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Nữ nhà báo bỏ nghề để về quê nâng cao giá trị gạo lứt bằng công nghệ, nói không với phân, thuốc hoá học

Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Sống hữu cơ là gì? Làm thế nào để thực hiện lối sống hữu cơ?

Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ dần “thắng thế”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Đồng Nai: Nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ

Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Một mũi tên trúng 3 đích

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

“Truyền lửa” nông nghiệp hữu cơ

Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trồng rau sạch hướng đến sức khỏe người tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Độc đáo mô hình chăn nuôi bằng thảo dược

Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Ninh Bình: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Bền bỉ hỗ trợ các vùng rau an toàn

Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng