Vịt bầu Nghĩa Đô hướng phát triển kinh tế bền vững.
Vịt bầu Nghĩa Đô của huyện Bảo Yên là một đặc sản nổi tiếng, trở thành món ẩm thực hút khách. Thay vì chăn nuôi tự phát manh mún, giờ đây người dân Nghĩa Đô đã biến vịt bầu trở thành sản phẩm hàng hóa, có giá trị kinh tế cao và hứa hẹn một hướng làm giàu trong tương lai không xa.
Gia đình ông Lương Văn Măng (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) hiện có trên 500 con giống vịt bầu cổ xanh. Ngoài chăn nuôi vịt thương phẩm để bán, gia đình ông còn cung cấp giống vịt cho các hộ dân tại xã; giá bán trứng từ 5.000 - 7.000 đồng/quả; giá bán vịt thịt là 250.000 đồng/con. Từ nguồn thu tăng thêm từ bán vịt và trứng, mỗi lứa xuất bán vịt thịt thu về trên 100 triệu đồng.
Xưa kia gia đình ông nuôi vịt theo phương thức truyền thống là thả chạy đồng và chỉ làm chuồng trại đơn sơ cho vịt ở tạm, cách làm này về lâu dài không hiệu quả. Từ đó, ông đã làm lại chuồng trại kiên cố, nhân đàn, tăng số lượng nuôi theo hướng chăn nuôi hàng hóa, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như cây chuối, ngô, thóc làm thức ăn cho vịt. Nhờ đó, việc tăng số lượng đàn vịt thuận lợi, năng suất, chất lượng và giá trị thu nhập cũng cao hơn…
Đến năm 2020, HTX Vịt bầu Nghĩa Đô được thành lập với 15 thành viên. Các thành viên tham gia phải đảm bảo có quy mô chăn nuôi tối thiểu từ 500 con trở lên và phải tuân thủ đúng quy trình chăm sóc theo hướng an toàn sinh học. Họ hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ kinh nghiệm, con giống và đầu ra cho sản phẩm.
Chị Nông Thị Nhình, thành viên HTX Vịt bầu Nghĩa Đô bộc bạch: “Từ khi thành lập HTX người dân chúng tôi không lo về đầu ra nữa, kinh tế chắn chắn sẽ khấm khá lên, sẽ xóa được đói, giảm được nghèo. HTX được thành lập chúng tôi rất vui mừng, 15 hộ dân sẽ liên kết với nhau. Chúng tôi mong muốn Nhà nước sẽ đầu tư hỗ trợ máy ấp để chúng tôi chủ động con giống đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi ở địa phương và các xã lân cận”.
Mô hình nuôi vịt bầu đặc sản ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên.
Nhờ tận dụng điều kiện có sẵn về đồng ruộng, ao suối, trong những năm gần đây, các hộ gia đình dân tộc Tày tại các bản ở xã Nghĩa Đô như Nà Đình, Nà Khương, bản Nà Uốt, Thâm Mạ, bản Ràng, bản Hón, bản Rịa, bản Thâm Luông... đã đưa giống vịt bầu cổ xanh vào nuôi với quy mô lớn để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và cung cấp ra thị trường.
Đến nay, giống vịt bầu cổ xanh là một trong các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của xã Nghĩa Đô, với chất lượng thịt vịt bầu thơm, ngon, được nuôi nguồn nước sạch, mát chỉ ở Nghĩa Đô mới có.
Vịt bầu cổ xanh có đặc điểm cổ rụt, có thân hình bầu bĩnh, đầu to, chân ngắn. Vịt có trọng lượng nặng trung bình 2 đến 2,5kg/con, nuôi khoảng 6 tháng tuổi thì xuất bán. Giống vịt bầu cổ xanh có khả năng kháng, chống chịu bệnh rất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên.
Bên cạnh đó, giống vịt bầu cổ xanh khá bổ dưỡng, với nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác… Được biết, vịt bầu cổ xanh Nghĩa Đô là vật nuôi bản địa được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến từ khá lâu. Các món ăn đặc sản chế biến từ sản phẩm vịt bầu được thị trường người tiêu dùng rất ưa chuộng, đặc biệt là vào các ngày rằm (tháng 5, tháng 7).
Bà Trịnh Thị Duyên – Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bảo Yên cho biết: “Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư, quy hoạch, bảo tồn phát triển sản phẩm vịt bầu cổ xanh Nghĩa Đô, đến nay toàn xã đã có trên 50 hộ chăn nuôi giống vịt này, với số lượng trên 100.000 nghìn con, mang lại giá trị kinh tế cao.
Với những thế mạnh sẵn có, cùng với định hướng đúng đắn, người dân nơi đây đang kỳ vọng vịt bầu Nghĩa Đô giữ vững được thương hiệu và ngày càng chứng minh được giá trị trên vùng quê cách mạng này…”.
Xuân Hiền
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm, chú trọng đến cách sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến…
Nhiều hợp tác xã ở Hải Dương đã và đang bắt kịp xu hướng tiêu dùng xanh bằng việc thay…
Trong trồng trọt, kinh tế tuần hoàn không còn các khái niệm “kết thúc vòng đời” mà thay thế bằng…
Sản xuất và tiêu dùng xanh - bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở…
Không biết từ bao giờ, người Na Hang (Tuyên Quang) lưu truyền câu: “Mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Câu…
Chiều 14/09, Trong khuôn khổ Hội chợ AgroViet 2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp…
Sản xuất chè hữu cơ và áp dụng quy trình sản xuất sạch, Công ty cổ phần chè Chiềng Đi,…
Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi sâu canxi, trùn quế…
Đại hội Hữu cơ châu Âu do IFOAM châu Âu và Ecovalia phối hợp tổ chức đã diễn ra thành…
Ngày 1/10 đã diễn ra Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 Hội Hữu nghị Việt – Đức tỉnh…
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt…
Mới đây, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định Chứng nhận Tri thức về…
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên…
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum đã có bước tiến lớn cả về năng suất, sản…
Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhiều gò đồi, tỷ lệ lao động trong lĩnh…
Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm cam sành của địa phương bằng việc chế biến sâu…
Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…
Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…