Tăng sốc do đâu?
Do nhu cầu phân bón toàn cầu tăng đột biến vào năm 2021 khi nguồn cung giảm, đã đẩy giá hàng loạt chất dinh dưỡng cây trồng tăng tới 150% so với cùng kỳ năm 2020. Trong nhiều tháng liền, nhiều chuyên gia chỉ có thể giải thích rằng “có một thế giới đang đói hơn” nên cần phải gia tăng sản lượng trồng trọt.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh này thì câu chuyện bên cầu của phân bón dễ nói hơn bên cung bởi nó ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp làm đẩy giá cả tăng cao hơn.
Chi phí sản xuất cây trồng tăng cao hơn do khủng hoảng nguồn cung các loại vật tư đầu vào.
Xét về tương quan, trong khi Mỹ là nhà sản xuất phân bón lớn thứ ba thế giới nhưng nước này chỉ sử dụng chừng 10% nguồn cung phân bón toàn cầu. Tuy nhiên, do nông dân Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về sản xuất ngô và đậu tương, nên việc sử dụng phân bón của nước này vượt xa sản lượng. Trên thực tế, 70% việc sử dụng chất dinh dưỡng của nông dân Mỹ là dành cho việc sản xuất ngô, đậu nành và lúa mì.
Theo các nhà kinh tế AFBF, chìa khóa để dự đoán khi nào đợt tăng giá đầu vào hiện tại chấm dứt liên quan đến việc nắm bắt được mô hình tương lai của nhu cầu phân bón toàn cầu cũng như sự phụ thuộc của các nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới.
“Điều đáng lưu ý là không chỉ nhu cầu sử dụng phân bón khác nhau trên khắp thế giới, mà sản lượng cũng khác nhau”, nhà kinh tế cấp cao Veronica Nigh của AFBF, nói trước hội nghị ở Atlanta, Georgia hôm thứ Bảy.
Trong lĩnh vực phân đạm, Nga, Trung Quốc và Ả Rập Xê Út vẫn là những nhà xuất khẩu hàng đầu. Còn xuất khẩu phân lân dẫn đầu hiện vẫn là Trung Quốc, Maroc và Nga. Trên thị trường phân kali, Canada, Belarus và Nga đang nắm giữ ba vị trí đầu tiên về xuất khẩu chủng loại này.
"Ngay cả những nhà sản xuất lớn nhất hiện cũng chỉ sản xuất từ 10-25% nhu cầu của thế giới. Vì vậy, điều đó có nghĩa là có thể có sự gián đoạn ở nhiều nơi khác nhau, có tác động đến nhu cầu phân bón và giá cả trên khắp thế giới", bà Nigh nói.
Cần phải gia tăng sản lượng trồng trọt
Cần phải gia tăng sản lượng trồng trọt
Ngoài ra, nhìn lại cuộc khủng hoảng giá vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp năm 2021, nhất là giá dinh dưỡng cây trồng tăng đột biến do gián đoạn sản xuất, thời tiết, Covid-19, miễn trừ thương mại; vận tải cùng với các yếu tố cung/cầu toàn cầu. Tất cả kết hợp lại để tạo thành một cú sốc đối với chi phí sản xuất cây trồng tăng cao hơn.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế AFBF cho biết, trong tương lai diện tích trồng trọt ở Mỹ và toàn cầu tăng lên có thể khiến giá phân bón không giảm.
"Diện tích cây trồng của chúng tôi (Mỹ) tăng, nhưng diện tích ở các quốc gia khác cũng như vậy. Nếu bạn nhìn vào các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi như Argentina và Brazil, họ cũng đã trải qua những mùa vụ khó khăn.
Giờ đây, họ sẽ phải tăng cường sử dụng phân bón để đảm bảo năng suất. Điều đó đồng nghĩa với nông dân khắp nơi đều cần thêm phân bón”, Shelby Swain Myers, nhà kinh tế AFBF nói.
Chuyên gia dự báo
Chuyên gia kinh tế cấp cao Veronica Nigh của AFBF.
Theo một báo cáo của AFBF: từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021, giá amoniac ở Mỹ tăng 210%, nitơ lỏng tăng 159%, urê tăng 155%, kali tăng 134%, MAP tăng 125% và DAP tăng 100%...
Nghiên cứu cho thấy, chi phí đầu vào tăng chiếm khoảng 15% tổng chi phí sản xuất tại các trang trại ở Mỹ. Do đó các chuyên gia dự báo, thị trường phân bón sẽ vẫn đứng ở mức cao cho đến hết mùa xuân năm 2022 do thiếu hụt nguồn cung.
Các nhà kinh tế AFBF cho biết, khoảng 75% đến 90% chi phí để sản xuất nitơ liên quan đến nguồn khí tự nhiên. Do đại dịch cắt giảm việc sử dụng khí tự nhiên, dẫn đến các nhà máy cắt giảm khối lượng nhiên liệu. Trong khi đó, năm 2022 đang diễn ra và nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch, nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ tăng cao hơn.
Theo Swain Myers nói: “Sản xuất khí đốt tự nhiên, cũng như việc sử dụng nó, là một vấn đề toàn cầu.
Đồng thời, tại Liên minh châu Âu (EU), giá khí đốt tự nhiên đã tăng hơn 300% kể từ tháng 3 năm 2021. Vì vậy, các nhà sản xuất nitơ của EU đang đóng cửa do nguyên liệu thô tăng mạnh. Những cú sốc giá này đang được chuyển đến người dùng cuối.
Đây không chỉ là câu chuyện về nitơ, đó là câu chuyện về phốt pho, kali, và rất tiếc những loại giá này đang được chuyển sang Mỹ".
Trong khi một số chuyên gia nhận định, thị trường phân bón tăng giá mạnh hiện nay sẽ còn kéo dài trong ít nhất sáu tháng tới thì nhiều chuyên gia khác vẫn không chắc chắn.
Bà Nigh chia sẻ tại hội nghị AFBF: "Chúng tôi đã nói về đợt tăng đột biến giá phân bón năm 2008-09 và cách nó tự giải quyết sau 18-24 tháng, với vấn đề này chúng tôi không biết vì liên quan đến rất nhiều vấn đề.
“Khi bạn giải quyết được một vấn đề thì một vấn đề khác lại nổi lên. Chúng ta nên nhớ rằng, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng bổ sung đã được áp dụng đối với một số mặt hàng phân bón nhập khẩu vào Mỹ trong thời gian qua”, bà Nigh nhấn mạnh.
Nên nhớ là nông dân thường mua tư liệu sản xuất vào cuối mỗi năm vì mục đích thuế thì họ đã không thể làm điều tương tự vào năm 2021. Ngoài ra, giá lương thực đang thúc đẩy nông dân tăng diện tích, tạo ra nhu cầu sử dụng phân bón nhiều hơn, cho dù họ phải tính toán thận trọng hơn rất nhiều so với mọi năm.
Xuân Hiền
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Có trên 22,2 nghìn hecta chè, doanh thu sản phẩm sau chế biến đạt 10.400 tỉ đồng/năm. Cây chè của tỉnh…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ông Tom Vilsack đã công bố khoản tài trợ ước tính 185 triệu…
Bộ Nông nghiệp Pháp đã công bố khoản viện trợ khẩn cấp bổ sung trị giá 60 triệu euro cho…
Sáng 18/5/2023, tại Phú Thọ, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi…
Nhiều trang trại đã thực hiện liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị để ổn định tiêu thụ sản…
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự…
Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…
Gần đây nhiều thông tin cho thấy nông sản Việt Nam đang cạnh tranh với Thái Lan tại thị trường…
Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…
Vụ xuân 2023, Thủ đô triển khai 12 mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các…
Chiều 25/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Giao lưu Doanh…
Cải tạo các bất động sản nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo động…
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Tây…
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…