Được xem là xu hướng tất yếu và có nhiều lợi ích thiết thực là vậy, nhưng thực tế qua thống kê cho thấy nông sản hữu cơ của nước ta hiện vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng nông nghiệp và giá trị xuất khẩu nông sản.
Cả nước hình thành nhiều nhóm sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ theo chuỗi. Ảnh: Quang Vinh
Có thể nói, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức.
Những kết quả khả quan
Hầu hết các địa phương trên cả nước đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Lực lượng các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày càng đông đảo.
Hiện, cả nước hình thành nhiều nhóm sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ theo chuỗi ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; có hơn 17 nghìn cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ, khoảng 550 nhà chế biến, 60 nhà xuất khẩu, 40 nhà nhập khẩu.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tổng mức tiêu thụ thị trường trong nước các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hằng năm khoảng 500 tỷ đồng, trong đó 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội chiếm 80% cả nước, đạt khoảng 400 tỷ đồng/năm.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam hiện đạt hơn 335 triệu USD/năm tới 180 thị trường trên thế giới. Các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu gồm: chè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị...
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước ta đạt khoảng hơn 335 triệu USD/năm, tăng hơn 418% giá trị xuất khẩu hàng hữu cơ hàng năm giai đoạn 2010 - 2016. Các sản phẩm hữu cơ được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị... nhưng với số lượng còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định thị trường nông sản hữu cơ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đang có xu hướng tăng cao và vượt quá nguồn cung. Bên cạnh đó nhà nước cần quy định rõ vùng nguyên liệu tại đâu được hưởng chính sách nào. Đồng thời, Nhà nước phải có giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong việc giao đất xây dựng nhà máy; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn “mua nguyên liệu giá hữu cơ, bán sản phẩm giá thường” như hiện nay.
Những khó khăn cần khắc phục
Theo nhiều chuyên gia nhận định, hiện nay chúng ta vẫn chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ, mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng…
Việc thiếu cơ chế hỗ trợ được xem là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ. Đơn cử như hợp tác xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, mặc dù đã thành lập được 5 năm, phải thực hiện rất nhiều hoạt động mà khó khăn nhất là chứng minh được điều kiện sản xuất từ môi trường đất, môi trường nước đáp ứng được tiêu chuẩn nhưng đến nay, hợp tác xã này chưa được tiếp cận với bất cứ khoản vay ưu đãi nào.
Mặt khác, tại Việt Nam, hiện cũng chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, phần lớn việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện. Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo, nguồn nhân lực chuyên môn cao về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến…
Việt Nam chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ
Ngoài ra, hiện nay nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ dù đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc, chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác. Đây là một trong những khó khăn rất lớn để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Trà Diễm (T/h)
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cập nhật các quy định xung quanh nhóm sản phẩm hữu cơ…
Lào Cai – Nhờ trồng cây quế hữu cơ đã giúp bà con thiểu số ở xã Nậm Lúc, huyện…
Bón phân hữu cơ giúp cây trồng đảm bảo chất dinh dưỡng; nguồn đất luôn tơi xốp, không bị bạc…
Nhờ "biến" rác thải sinh hoạt tại nguồn thành phân bón hữu cơ nên người dân giảm được chi phí…
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khoẻ…
Các chủ trương, chính sách để phát triển phân bón hữu cơ đã được xây dựng ngay từ giai đoạn…
(Hà Tĩnh) Nhờ chuyển đổi đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phong trào sản xuất nông nghiệp sạch, nông…
Theo Sở NN-PTNN tỉnh Đắk Nông, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa hình thành các vùng sản xuất nông…
Dù không có lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng đến nay Đồng Nai đã có 2 loại…
(Lào Cai) Chè Shan tuyết đã tiếp cận được thị trường EU và Mỹ, đồng thời nhân rộng được diện…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Hà Nội – Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang phát…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…