Làm giàu ở xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn là vấn đề rất khó với nhiều người, nhưng không phải là không thể.
Đó là tấm gương của anh Trương Văn Công sinh sống tại xã Cần Yên, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (xã sát vùng biên giới với Trung Quốc) đã không ngại khó, ngại khổ vươn lên để có được cuộc sống ổn định như ngày hôm nay.
Một góc trại lợn của anh Trương Văn Công
Năm 2017, sau khi đi xuất khẩu ở Nhật Bản trở về, anh Công đã ấp ủ kế hoạch làm giàu từ chính quê hương của mình. Với số vốn đã tích cóp được, anh đã mở trang trại nuôi lợn với diện tích khoảng 200m2 và 100 con lợn giống. Anh cố gắng dùng kiến thức mình đã học được để chăm nuôi cho đàn lợn của mình.
Bước đầu khởi nghiệp ai cũng gặp khó khăn, đối với anh Trương Văn Công cũng không phải ngoại lệ. Năm 2018, dịch bệnh tả lợn châu Phi hoành hành khắp nơi. Trang trại lợn của anh Công cũng bị mắc phải, thế là bao nhiêu cố gắng, bao nhiêu thành quả lại đổ xuống sông xuống bể.
Do ảnh hưởng của dịch, nhiều trại lợn đã phải đóng cửa, nhiều hộ gia đình cũng mất trắng. Thất vọng nhưng không đi liền với tuyệt vọng, anh Công đã suy nghĩ rất nhiều.
Sau nhiều lần suy nghĩ, tính toán, anh Công đã quyết định vay vốn thêm để làm lại và đầu tư vào công nghệ. Anh Công chia sẻ, công tác khử khuẩn, phòng bệnh cho đàn lợn là công việc vô cùng quan trọng. Bởi nếu, người chăn nuôi không có biện pháp chủ động phòng dịch cho đàn lợn thì sẽ rất dễ trắng tay trong chăn nuôi.
Đàn lợn con được chăm sóc rất tỉ mỉ
Hiện nay, hễ ai vào trại lợn của anh đều phải đi qua phòng khử khuẩn để không mang mầm bệnh vào. Anh cũng đầu tư hệ thống nước uống và vệ sinh lắp đặt tự động để tắm rửa cho lợn hàng ngày. Bên cạnh đó, anh cũng lắp đặt hệ thống camera để theo dõi đàn lợn và cũng có những thiết bị như thuốc, máy soi tinh và tủ lạnh bảo quản tinh.
Để bảo vệ môi trường, anh Công cho xây dựng bể xử lí chất thải. Đàn lợn nái của anh cũng được chăm sóc rất tỉ mỉ, mỗi con lợn nái đều có thẻ nái riêng và ghi đầy đủ thông tin về số tai, ngày sinh, giống, ngày phối, ngày đẻ, số con, ngày tiêm phòng, giai đoạn ăn.…
Tinh lợn nhà anh Công ai cũng khen tốt và được người dân mua về phối cho lợn nhà. Trang trại của anh cũng bán lợn con và ngày càng được người dân mua nhiều vì lợn con rất ít bị bệnh, ăn khỏe, lớn nhanh. Các con lợn đến giai đoạn thịt sẽ được nhốt riêng chuồng để tăng khối lượng thức ăn; còn các con lợn nhỡ sẽ nhốt ở những chuồng rộng rãi để chúng thoải mái chạy nhảy.
Tinh lợn được đóng thành túi và được bảo quản tốt nhất
Kết hợp với chăn nuôi anh Công còn trồng thêm rau, tận dụng chất thải để tưới rau. Vì vậy, vườn rau anh luôn xanh tốt và cũng cho thêm một khoản thu nhập. Mùa nào thức đó nên gia đình anh có nguồn rau xanh, sạch quanh năm.
Thẻ nái riêng và ghi đầy đủ thông tin về số tai, ngày sinh, giống, ngày phối, ngày đẻ, số con, ngày tiêm phòng, giai đoạn ăn
Không chỉ dừng lại ở đó, anh Công luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những trang trại khác. Anh luôn nỗ lực, phấn đấu và thu lại được thành quả đáng nể. Anh nhanh chóng trả được số tiền đã vay và cũng tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân.
Trang trại anh thuê khoảng 3, 4 nhân công và anh luôn quan tâm đến đời sống của công nhân. Anh trả lương hậu hĩnh và luôn có thưởng trong những ngày lễ, Tết cho công nhân.
Khi đến xã Cần Yên và nhắc đến anh Trương Văn Công là ai ai cũng biết, một người thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, can đảm, dám nghĩ dám làm. Trang trại của anh ngày càng được mở rộng và theo đó đàn lợn ngày càng gia tăng. Lợi nhuận đem lại cho gia đình anh lên đến nửa tỉ đồng mỗi năm. Mô hình nuôi lợn của anh Công rất đáng được mọi người học tập và noi theo.
Ngọc Huyền - Quốc Tùng
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Anh Nguyễn Cao Trí, ngụ tại ấp Long Thạnh, xã Giao Long, huyện Châu Thành nổi tiếng là một nông…
Là kỹ sư thủy lợi, có công việc ổn định tại một ban quản lý dự án đầu tư xây…
Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được…
Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch, triển khai các đề án, dự án thu hút đầu tư, như: phát triển…
Nhiều năm liền, cơ sở sản xuất nấm Trúc Mai, xóm Hồng Quang 2, xã Hưng Đạo (Thành phố Cao…
Ngày 13/10 vừa qua, HTX Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tiến (huyện Tiên Yên) vinh dự được Trung ương…
Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, gỗ mục..., toàn…
Năm Căn có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 25.600 ha, trong đó, diện tích nuôi cua bán thâm canh…
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS Tuyên Quang là thành viên của Hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh…
Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người ngày càng được quan…
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và…
Định hướng đến năm 2030, Hải Phòng sẽ có 97 vùng sản xuất lúa, rau và cây ăn quả hữu…
Chế phẩm sinh học, chất dinh dưỡng để trồng rau thủy canh được Duy Tân Farm nhập từ các nước…
Được thành lập năm 1995, đến nay Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang đã có sự phát triển mạnh mẽ.…
Gạo ST24, ST25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, Nếp A Sào và TBR39-1 của ba công ty Việt Nam…
Trong khuôn khổ chương trình hoạt động tại Malaysia, ngày 30-11 vừa qua, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang…
Nông nghiệp Hữu cơ là xu thế của thời đại, vì thế Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ tạo ra những sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…