Để chăn nuôi hữu cơ ngày một nhân rộng, phát triển, chúng ta cần phải có những giải pháp hợp lý trong tình hình mới.
Trang trại nuôi bò sữa Organic Đà Lạt chuẩn Châu Âu của Vinamilk (Nguồn: Vinamilk)
Chăn nuôi hữu cơ là một phần trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, được hiểu là việc chăn nuôi sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, đồng thời đảm bảo cho động vật có một môi trường sống thoải mái nhất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhưng có nhiều người đang bị lầm tưởng về khái niệm hữu cơ. Bà Vũ Lê Y Voan – cố vấn cao cấp chương trình hỗ trợ rừng và trang trại của FAO cho rằng nông nghiệp hữu cơ nói chung và chăn nuôi hữu cơ nói riêng không chỉ để sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ mà còn thể hiện cách sống của một quốc gia, của con người đối với thiên nhiên, do đó, việc sản xuất cần xuất phát từ cái tâm của những người tham gia.
Hiện nay, việc chăn nuôi hữu cơ vẫn còn khá hạn chế, quy mô nhỏ bởi rất nhiều những yêu cầu nghiêm ngặt như: diện tích đất rộng rãi, đất và nước đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm. Đồng thời, chăn nuôi hữu cơ cần thời gian nuôi dài ngày, tăng trọng thấp, tiêu tốn nhiều thức ăn và nhân công, chi phí đầu tư lớn. Người tiêu dùng cũng chưa được quảng bá về lợi ích của thực phẩm hữu cơ, chưa có cơ quan xác nhận thực phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn quy định.
Đặc biệt, việc nhận biết và phân biệt giữa thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sinh học, thực phẩm thông thường chưa được chỉ rõ nên người tiêu dùng tuy có nhu cầu song không biết mua ở đâu sản phẩm chất lượng.
Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ 4-5%, chiếm tỷ trọng tới 25,2% trong giá trị toàn ngành nông nghiệp. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp, giá dầu tăng, thức ăn chăn nuôi, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng… việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi hữu cơ - an toàn sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành chăn nuôi.
Đặc biệt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine càng khiến giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, giá xăng dầu trong nước và thế giới tăng mạnh, ảnh hưởng đến việc lưu thông các mặt hàng liên quan đến chăn nuôi như: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật…
Để khắc phục tình hình đó, nhiều tỉnh và thành phố ở nước ta đã triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ như: Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai dự án xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm sử dụng chế phẩm sinh học ở Sơn Tây, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thanh Oai... Sau bảy tháng nuôi, 750 con lợn đạt trọng lượng trung bình hơn 100 kg/con, đem lại lợi nhuận khá cao, giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định.
Một số chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi khép kín hoạt động hiệu quả như: Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm A-Z của Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội), chuỗi trứng Tiên Viên…
CLB Nuôi ong mật Đề thám, tỉnh Cao Bằng nuôi ong mật hữu cơ để cải thiện môi trường sinh thái (Nguồn: Nong san Viet)
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi hữu cơ của nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, áp lực chi phí sản xuất… Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do như: CPTTP, EVFTA… và nhiều hiệp định song phương với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học trong chăn nuôi hữu cơ càng phải được đẩy mạnh, nâng tầm để không bị thua kém, bộc lộ hạn chế.
Với những kết quả thành công trong năm 2021, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (Bộ NN&PTNT) đã xác định năm 2022, chăn nuôi chính là lực lượng tiên phong cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Để làm được điều đó, Cục đã tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi theo quy trình bảo đảm vệ sinh môi trường; khuyến khích phát triển chăn nuôi tuần hoàn, theo chuỗi khép kín, chăn nuôi hữu cơ, thực hành chăn nuôi tốt; tiếp tục xây dựng mô hình mã định danh quốc gia cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi gắn với chuyển đổi số.
Có thể thấy, hoạt động sản xuất chăn nuôi thời gian qua đạt được thành quả tích cực là do được sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành, của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Việt Nam đã xây dựng được các chuỗi liên kết khép kín, sản xuất có hiệu quả với chăn nuôi an toàn sinh học. Thêm vào đó là sự phát triển mở rộng của các mô hình chăn nuôi hiệu quả với những cách làm hay. Ngành chăn nuôi đã có đóng góp lớn cho an sinh xã hội và góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thịt lợn sạch của Hợp tác xã Hoàng Long, huyện Thanh Oai (Hà Nội) (Nguồn: Báo Nhân dân)
Mô hình chăn nuôi gà hữu cơ tại Đồng Tâm, Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang)
Minh Anh
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở các địa phương, toàn tỉnh triển…
(Đồng Tháp) Để thuyết phục được nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều…
Trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xây dựng, triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông…
(Hà Nội) – Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2025 có diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất nông nghiệp hướng theo hữu cơ tại Sơn La được các hộ dân…
Các dự án sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tổ chức liên kết giữa nông dân và các…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện nay, bởi phương…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 685/QD-UBND về việc phê…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…