Thứ ba 15/07/2025 21:11Thứ ba 15/07/2025 21:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Thực phẩm "bẩn" len lỏi vào vào mâm cơm: Cần "lồng bàn" bảo vệ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chỉ trong nửa đầu năm 2025, hàng loạt các vụ liên quan tới thực phẩm bẩn, mất an toàn vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ bị cơ quan chức năng phát hiện, tiêu hủy và xử lý.
Thịt lợn nhiễm bệnh được các đối tượng lén lút vận chuyển đi tiêu thụ trong đêm. (Ảnh: Công an Hà Nội )
Thịt lợn nhiễm bệnh được các đối tượng lén lút vận chuyển đi tiêu thụ trong đêm. (Ảnh: Công an Hà Nội )

Nỗi hoang mang trên mâm cơm nhà

Người tiêu dùng hoang mang khi "thực phẩm bẩn" từ rau củ, thịt, cá cho đến các mặt hàng chế biến, đóng gói sẵn, không ít trong số đó đã và đang chuẩn bị lên kệ siêu thị, chợ dân sinh, nơi cung cấp thực phẩm lên mâm cơm cho mỗi gia đình hàng này.

Đặc biệt chú ý, mới đây Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) TP. Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố 5 đối tượng trong vụ buôn bán, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn chết, lợn nhiễm bệnh.

Theo đó, 5 bị can bị khởi tố về tội danh "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", gồm: Lê Văn Tươi (sinh năm 1994, trú tại Thường Tín, TP. Hà Nội); Nguyễn Thị Thư (sinh năm 1998, vợ bị can Tươi); Đặng Văn Huy (sinh năm 1987, trú tại phường Tùng Thiện, TP. Hà Nội); Dư Đình Hợi (sinh năm 1983) và Nguyễn Viết Chiếm (sinh năm 1987, cùng trú tại xã Hòa Xá, TP. Hà Nội).

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố ba vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, đồng thời tiến hành điều tra làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan.

Vụ thứ nhất: Ngày 30/6, tổ công tác liên ngành gồm Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP. Hà Nội, Viện KSND TP. Hà Nội, Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã kiểm tra cơ sở giết mổ của Lê Văn Tươi (tại Thường Tín, TP. Hà Nội).

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 45 con lợn sống có biểu hiện nhiễm dịch tả lợn châu Phi, cùng 1.050 kg thịt lợn đã giết mổ và 450 kg nội tạng.

Đối tượng Tươi khai nhận đã thu gom lợn chết, lợn nhiễm bệnh về giết mổ rồi cùng vợ đem ra chợ đầu mối tiêu thụ. Mỗi đêm, hai vợ chồng giết mổ khoảng 40 - 50 con, mua với giá 35.000 - 40.000 đồng/kg hơi và bán ra với giá 55.000 - 60.000 đồng/kg thịt.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định Đặng Văn Huy là người chuyên cung cấp lợn chết, lợn nhiễm bệnh cho cơ sở giết mổ của Lê Văn Tươi.

Phát hiện đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm tại Nghệ An Phát hiện đường dây sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm tại Nghệ An
Vấn nạn Vấn nạn "thực phẩm bẩn": Thực tiễn và giải pháp
Quảng Bình phát hiện và thu giữ gần 270kg thực phẩm không rõ nguồn gốc Quảng Bình phát hiện và thu giữ gần 270kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Vụ thứ hai: Ngày 1/7, tại chợ Phùng Khoang (phường Đại Mỗ, Hà Nội), tổ công tác tiến hành kiểm tra ki-ốt của Dư Đình Hợi và phát hiện 367 kg thịt lợn đã biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối. Hợi khai nhận đã thu mua lợn chết, lợn nhiễm bệnh với giá khoảng 20.000 đồng/kg từ các vùng ven đô Hà Nội hoặc tỉnh Hòa Bình (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), sau đó mang về nhà tại xã Hòa Xá để giết mổ, rồi vận chuyển ra chợ Phùng Khoang tiêu thụ.

Để qua mặt khách hàng và cơ quan chức năng, Hợi dùng tiết lợn tẩm lên miếng thịt nhằm đánh lừa cảm quan người mua.

Vụ thứ ba: Cũng tại chợ Phùng Khoang, lực lượng chức năng kiểm tra ki-ốt của Nguyễn Viết Chiếm, phát hiện và thu giữ 426 kg thịt lợn nghi nhiễm bệnh. Với thủ đoạn tương tự như Dư Đình Hợi, Chiếm mỗi ngày tiêu thụ gần 1 tấn thịt lợn ra thị trường. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Theo các chuyên gia y tế, khi heo mắc bệnh, các vi trùng nguy hiểm như liên cầu lợn phát triển mạnh, có nhiều độc tố và nguy cơ lây lan rất cao. Khi người tiếp xúc hoặc ăn phải heo bệnh, bị lây nhiễm sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng huyết… ảnh hưởng đến gan, thận và đáng sợ nhất là nguy cơ về giống nòi. Nếu mua phải thịt heo kém chất lượng, dù có nấu chín thì mối nguy hại với sức khỏe con người vẫn không giảm.

An toàn thực phẩm là quyền cơ bản của người dân nhưng hiện tại, gánh nặng này đang bị đặt lên vai người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý - từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đến ngành quản lý thị trường... có trách nhiệm đảm bảo thực phẩm an toàn từ chuồng trại đến bàn ăn.

"Lồng bàn" bảo vệ mâm cơm gia đình

Thực phẩm
Ảnh minh họa.

Thẳng thắn mà nói, có lẽ niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm sạch đang dần bị bào mòn. Nỗi hoang mang khi "thực phẩm bẩn" và thực phẩm an toàn cùng chen chân vào vào mâm cơm các gia đình hàng ngày.

Dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân thanh tra, kiểm tra, nhưng tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra: do chế tài chưa đủ sức răn đe, hay vì thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh?

Ngày 9/7/2025, tại Kỳ họp thứ 25, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân Thủ đô.

Trả lời chất vấn của đại biểu về việc rất nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư chưa được kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo an toàn thực phẩm; lượng thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm rau, củ, quả… cấp ra thị trường chưa được kiểm soát tốt về chất lượng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại cho biết ngành đang xây dựng các nội dung về phát triển nông nghiệp; sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt nặng và nghiêm minh hơn các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm; đặc biệt là đưa tất cả vào vùng sản xuất, chăn nuôi, giết mổ tập trung để kiểm soát chặt chẽ đầu ra, đầu vào và chất lượng an toàn.

Để làm rõ thêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề liên quan đến nhiều khâu, từ trồng trọt đến chăn nuôi, lưu thông, bảo quản chế biến.

Thành phố đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì cùng các ngành nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để hỗ trợ và khuyến khích phát triển các cơ sở giết mổ tập trung, đồng thời kiểm soát và thu hẹp dần các cơ sở nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, thành phố sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn quy trình và kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ để đảm bảo vệ sinh.

Chia sẻ với báo chí, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa, Xã hội của Quốc hội bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi trong đời sống hằng ngày của người dân. Nó không chỉ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế. Thực phẩm bẩn không chỉ giết chết niềm tin của người tiêu dùng trong nước, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu du lịch quốc gia - ngành đang được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

“Đằng sau mỗi bữa ăn mất vệ sinh là một nguy cơ tổn hại đến hình ảnh đất nước văn minh, mến khách và an toàn. Đằng sau mỗi gánh hàng rong không đảm bảo vệ sinh là nguy cơ làm lu mờ hình ảnh một Việt Nam thân thiện, hấp dẫn trong mắt du khách quốc tế”, ông nói.

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn cho rằng, phải xử lý nghiêm minh các hành vi tiếp tay cho thực phẩm bẩn, bởi đó là hành vi làm tổn hại niềm tin xã hội và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc gia. Bảo vệ từng bữa ăn sạch không chỉ là bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn là gìn giữ uy tín và tương lai của một đất nước đang vươn mình hội nhập.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: Cổng TTĐTQH

Qua thực tiễn tiếp xúc cử tri, chia sẻ thông tin với báo chí đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nhận định đây là câu chuyện gây ra nhiều bức xúc. Bởi những sản phẩm này có thể được tiêu thụ hàng ngày, xuất hiện trôi nổi trên thị trường. Tuy nhiên đáng nói những vụ việc này vẫn tiếp diễn trong nhiều năm, chỉ đến khi các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài phản ánh liên tục, gây nên các "cơn sóng" dư luận thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra phát hiện. Do đó việc xử lý nghiêm các vụ việc này là hết sức cấp thiết.

“Tôi nghĩ việc giám sát, kiểm tra, thanh tra là công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục của các cơ quan chức năng. Như vậy thì mới bảo đảm được về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Tôi cho rằng thời gian qua một số cơ quan chức năng trong lĩnh vực này vẫn còn đang lơ là, thiếu trách nhiệm thì chúng ta nên nghiêm túc nhìn nhận và kiểm soát lại về vấn đề này”, đại biểu Phạm Văn Hoà nhấn mạnh.

Mở rộng về vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến kiểm soát thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng Quốc hội đang thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đây cũng là thời điểm để siết chặt về mặt pháp lý đối với các sản phẩm, hàng hoá có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng.

“Cốt lõi nhất là cần quy định những điều cấm cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Cần nghiêm trị với các đối tượng bao che, cản trở các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ.

Các cơ quan Nhà nước cũng cần vào cuộc quyết liệt, thường xuyên kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ người tiêu dùng, truy suất nguồn gốc sản phẩm, điều tra từ khâu chế biến, nguồn gốc nguyên liệu xuất xứ. Có vậy mới đảm bảo an toàn được cho sức khoẻ người dân”, đại biểu Phạm Văn Hoà nhận định.

Bài liên quan

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Công ty TNHH Yến sào Trúc Linh Khánh Hòa bị phạt 100 triệu đồng do vi phạm về ATTP

Công ty TNHH Yến sào Trúc Linh Khánh Hòa bị phạt 100 triệu đồng do vi phạm về ATTP

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa tiến hành kiểm tra đột xuất đối với 3 Công ty trên địa bàn. Theo đó, đã phát hiện 2 Công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có hành vi vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa và nguồn gốc nguyên liệu. Đồng thời, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền hơn 153 triệu đồng.
Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh và ATTP

Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh và ATTP

Trước yêu cầu cấp thiết trong công tác đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát và hướng đến xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại, an toàn.
Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh bắt mắt về “Organic Apples” từ Mỹ, “Organic Milk” từ Úc hay “EU Organic Veggie” tại các kệ siêu thị, cửa hàng cao cấp, và thậm chí trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng lối “sính ngoại” và tâm lý “đắt sắt ra miếng” có đang thực sự đúng đối với sản phẩm, thực phẩm hữu cơ?
Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ là một hướng đi tất yếu trong bối cảnh ngành thủy sản cần phải thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững và an toàn thực phẩm.
Vấn nạn "thực phẩm bẩn": Thực tiễn và giải pháp

Vấn nạn "thực phẩm bẩn": Thực tiễn và giải pháp

Hiện nay, thực phẩm bẩn là một trong những "thủ phạm" được cho là liên quan đến tỷ lệ người bị ung thư ngày càng tăng cao đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Lợn đen miền núi - giống lợn bản địa có giá trị kinh tế

Trong hệ sinh thái chăn nuôi truyền thống của Việt Nam, lợn đen miền núi từ lâu đã giữ một vị trí đặc biệt, không chỉ vì giá trị dinh dưỡng và kinh tế, mà còn là một phần trong văn hóa và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Giống lợn này không chỉ là nguồn thực phẩm sạch mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân miền núi.
Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực Hải Phòng. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cũng như hợp nhất các cơ quan trên địa bàn TP. Hải Phòng với tỉnh Hải Dương.
Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Việt Nam - Brazil đẩy mạnh hợp tác đầu tư sản xuất và chế biến nông sản

Thủ tướng và Tổng thống Brazil chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô hàng cá tra-basa, cá rô phi đầu tiên sang Brazil và lô hàng thịt bò đầu tiên sang Việt Nam.
Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Lâm Đồng: Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 211 triệu USD

Trong báo cáo tình hình xuất khẩu nông sản từ ngày 12 đến 26/6/2025, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 20,96 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến nay lên 211,51 triệu USD.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?
Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bánh Đa Kế Bắc Giang - Sức hút từ nguyên liệu đơn sơ

Bắc Giang, một vùng đất trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt và những con sông hiền hòa, không chỉ nổi tiếng với phong cảnh hữu vi mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Trong số đó, Bánh đa Kế là một đặc sản không thể không nhắc đến, đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây và là món quà ý nghĩa được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Bắc Giang.
Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Những sản phẩm hữu cơ từ cây bèo Nhật Bản

Cây bèo Nhật Bản, hay còn gọi là lục bình (tên khoa học: Eichhornia crassipes), là một loài thực vật thủy sinh nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ của những bông hoa màu tím nhạt và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ đến mức đáng kinh ngạc.
Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Xã Bình Dương, huyện Hoà An (Cao Bằng) có diện tích rừng chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế để người dân của xã khai thác phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã đem lại cho người dân xã Bình Dương nguồn thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế và cơ hội làm giàu bền vững. Ông Hoàng Thanh Cư, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mật ong hoa tự nhiên xã Bình Dương khẳng định.
TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

TP Hồ Chí Minh: Du khách từ hơn 30 nước đến tham quan nông trại hữu cơ

Làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp một trang trại thu hút nhiều du khách và tạo điều kiện để khách trải nghiệm, hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ.
Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Tiềm năng phát triển bột matcha từ lá trà xanh Việt Nam nhằm tối ưu giá trị xuất khẩu

Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng xuất khẩu, nhưng ngành trà Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Theo khảo sát, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu đa phần là trà xanh dạng thô, chưa qua chế biến với giá dao động từ 1.2-2.8 USD/kg, trong khi sản phẩm tinh chế của Nhật Bản có thể đạt tới 20-80 USD/kg.
Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Thực phẩm hữu cơ nhập khẩu: “Hữu cơ ngoại” có thực sự chất lượng?

Ngày nay, không khó để bắt gặp những hình ảnh bắt mắt về “Organic Apples” từ Mỹ, “Organic Milk” từ Úc hay “EU Organic Veggie” tại các kệ siêu thị, cửa hàng cao cấp, và thậm chí trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng lối “sính ngoại” và tâm lý “đắt sắt ra miếng” có đang thực sự đúng đối với sản phẩm, thực phẩm hữu cơ?
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính