![]() |
Cục Quản lý Dược vừa thông báo đình chỉ thu hồi một lô sản phẩm Gammaphil (Ảnh minh họa). |
Đã thu hồi nhiều sản phẩm Trước đó, ngày 27/5/2025, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Sữa rửa mặt Adaphil Gentle Skin Cleanser - Chai 125ml. Trên nhãn ghi: Số tiếp nhận Phiếu công bố: 001454/23/CBMP-HCM; Số lô: ADSX010324; NSX: 11/03/2024; HSD: 11/03/2027; Tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và sản xuất: Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA, địa chỉ Văn phòng: 18 đường Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; Địa chỉ sản xuất: 201/21 Nguyễn Thị Nê, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Lý do thu hồi: Mẫu kiểm nghiệm chứa Methylparaben và Propylparaben không có trong thành phần công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Ngày 14/10/2024, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Cerina (nhãn hàng GAM MA) - Hộp 1 tuýp 50g, trên nhãn ghi Số lô: CKTT010624; NSX: 08/06/2024; HSD: 08/06/2027; Số công bố: 001966/21/CBMP-HCM; Sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: DNTN sản xuất hóa mỹ phẩm GAM MA (Địa chỉ Văn phòng: 18 Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; Địa chỉ nhà máy: Tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh). Lý do thu hồi: Mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng do có chứa thành phần 2-phenoxyethanol - Không có trong thành phần công thức kê khai trên Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; Thông tin tên, địa chỉ Tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và sản xuất ghi trên nhãn không chính xác. |
Mẫu mỹ phẩm trên do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm - Sở Y tế tỉnh Yên Bái lấy mẫu tại Nhà thuốc Châu Long 627 – Công ty cổ phần FPT Long Châu (Địa chỉ: 315 đường Cao Thắng, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) để kiểm tra chất lượng.
Mẫu thử chứa Methylparaben và Propylparaben không có trong thành phần công thức sản phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml. Trên nhãn ghi: Số tiếp nhận Phiếu công bố: 000669/21/CBMP-HCM; Số lô: GMPA010524; NSX: 02/05/2024; HSD: 02/05/2027;
Tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và sản xuất: DNTN sản xuất hóa mỹ phẩm GAM MA, địa chỉ Văn phòng: 18 đường Nguyễn Hậu, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; Địa chỉ sản xuất: Tổ 1, ấp Phú Hiệp, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml nêu trên và trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm;
Tiến hành thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml nêu trên; Tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm không đáp ứng quy định.
Bên cạnh đó gửi báo cáo thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml nêu trên về Cục Quản lý Dược trước ngày 02/8/2025.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh giám sát Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA trong việc thực hiện thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml không đáp ứng quy định.
Thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 000669/21/CBMPHCM theo quy định tại điểm b Điều 46 Thông tư số 06/2011/TT-BYT.
Kiểm tra Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Cục Quản lý Dược trước ngày 17/8/2025.
Nhằm tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, trong đó tập trung vào môi trường thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội, Bộ Y tế đã ban hành các công văn chỉ đạo như Công văn số 3005 ngày 17/5/2025, Công văn số 2965 ngày 16/5/2025 và Công văn số 1149 ngày 23/4/2025, yêu cầu các địa phương siết chặt kiểm tra hậu mãi và tăng cường quản lý mỹ phẩm trên thị trường. Cục Quản lý Dược cũng đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, tập trung vào các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được công bố theo quy định; Mỹ phẩm quảng cáo sai sự thật, ghi nhãn không đúng quy định; Hoạt động kinh doanh trực tuyến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Thực hiện hậu kiểm thường xuyên đối với các sản phẩm mỹ phẩm đã lưu thông trên thị trường, thông qua việc lấy mẫu kiểm nghiệm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng. Chỉ đạo ngành Y tế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Thuế, Ban Chỉ đạo 389 địa phương ... : Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán mỹ phẩm giả, không đạt chất lượng; Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý mỹ phẩm đến cộng đồng, doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhằm nâng cao nhận thức, cảnh giác và tố giác các hành vi vi phạm. Rà soát các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương đối với hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm. Trường hợp có khó khăn, bất cập, đề nghị khẩn trương phản ánh về các cơ quan chức năng để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. |
![]() Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt ... |
![]() Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản số: 1855/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông ... |