Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT)
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội
Sáng 19/10/2023, Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức buổi Tọa đàm “Kết nối thông tin về nhu cầu, thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản trong nước”.
Chủ trì buổi Toạ đàm là ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội. Tham dự buổi Toạ đàm có hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 50 đầu cầu là Sở NN&PTNT các tỉnh.
Tại buổi Toạ đàm, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội là địa bàn có hơn 10 triệu dân sinh sống và làm việc, nhưng lượng hàng hóa còn thiếu kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu từ nước ngoài.
Còn bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội cho biết, Hà Nội là 1 trong 3 địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất của cả nước. Trong những năm qua, Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai nhiều giải pháp phát triển sản xuất, kết nối nguồn cung cấp nông sản an toàn, chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố để phục vụ người tiêu dùng Thủ đô, du khách trong và ngoài nước.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội
Hà Nội đã ký kết hợp tác với 43 tỉnh, thành phố phát triển hơn 946 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền, hỗ trợ lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố.
Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hằng năm là dịp cao điểm mua sắm nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên địa bàn thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023). Do đó, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh kết nối để bảo đảm nguồn cung ổn định hàng hóa thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô vào dịp cuối năm.
Trong buổi Toạ đàm còn có các tham luận khác như: ông Đặng Văn Vĩnh, Phó Trưởng phòng Phòng An toàn thực phẩm – Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường về Quy định quản lý ATTP hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản và các khuyến nghị đối với người sản xuất, kinh doanh.
Bà Nguyễn Hương, Giám đốc Kiến tạo giá trị chung đến từ Công ty WinCommerce – chuỗi bán lẻ WinMart trình bày về nguồn cùng hàng hoá nông sản cho thị trường Hà Nội những tháng cuối năm và các yêu cầu về quản lý chất lượng ATTP.
Ông Paul Lê, Phó Chủ tịch phụ trách Xúc tiến thương mại Tập đoàn Central Retail chia sẻ về xu hướng tiêu dùng và kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ dịp Lễ Tết và mua sắm cuối năm.
Bà Đặng Thuỳ Trang, Giám đốc đối ngoại Grab Việt Nam về ứng dụng công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số cho đơn vị kinh doanh, hợp tác xã.
Phần cuối và có lẽ cũng là phần nhận được sự quan tâm nhất của các đại biểu đó là phát biểu ý kiến, trao đổi về các giải pháp đáp ứng quy định thị trường, thị hiếu tiêu dùng thị trường trong nước của các Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, các chuỗi phân phối, bán lẻ.
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh và chế biến Bảo Minh, Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam phát biểu tại buổi Toạ đàm
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh và chế biến Bảo Minh, Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã nói lên nhưng rào cản hiện tại với Bảo Minh nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nói chung.
Bà Hạnh Hiếu cho biết, Bảo Minh với 28 năm hình thành và phát triển, hiện đã quy hoạch diện tích lúa ở 28 tỉnh thành, là một đơn vị uy tín, hướng tới phát triển bền vững. Bảo Minh kết hợp với BigC từ 2004, kết hợp với WinCommerce từ 2010, đến nay đã có một thị phần nhất định trên thị trường. Hiện Bảo Minh cung cấp từ 15 đến 30 loại gạo cho các trung tâm thương mại, mùa nào thức nấy, kèm theo các chương trình khuyến mại.
Với quy mô bán hàng đa kênh (truyền thống, online, xuất khẩu), nhưng Bảo Minh vẫn gặp không ít khó khăn, rào cản để kết nối thông tin về nhu cầu, thị hiếu và quy định thị trường nông sản trong nước.
Vì thế bà Hạnh Hiếu mong muốn có những tiêu chuẩn, chính sách, quy định cụ thể, ví dụ như quy định về Hữu cơ thì bán sản phẩm Hữu cơ phải như thế nào để tránh tình trạng theo Tiêu chuẩn Hữu cơ nhưng lại bán với giá thường.
Bà Hạnh Hiếu lấy ví dụ, Bảo Minh kết hợp với Đồng Phú làm Hữu cơ từ 2017 đến nay. Để làm theo tiêu chuẩn Hữu cơ, Bảo Minh phải mua theo giá Hữu cơ của đối tác nhưng chỉ bán được với giá thường vì chưa được cấp tiêu chuẩn. Trong hành trình đó, doanh nghiệp chịu lỗ rất lớn. Vì thế, các doanh nghiệp như Bảo Minh cần có những chính sách rất rõ ràng, nếu không các doanh nghiệp rất khó đồng hành cùng các vùng nguyên liệu và nông dân.
Một số hình ảnh của buổi Toạ đàm:
Ông Đặng Văn Vĩnh, Phó Trưởng phòng Phòng An toàn thực phẩm – Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Bà Nguyễn Hương, Giám đốc Kiến tạo giá trị chung đến từ Công ty WinCommerce – chuỗi bán lẻ WinMart
Ông Paul Lê, Phó Chủ tịch phụ trách Xúc tiến thương mại Tập đoàn Central Retail
Bà Đặng Thuỳ Trang, Giám đốc đối ngoại Grab Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Hưng, người sáng lập chuỗi bán lẻ thực phẩm sạch Big Green
Ông Hoàng Vĩnh Long, Chánh văn phòng Hiệp hội Chè Việt Nam
Hà Dũng
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Hữu cơ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi…
IFOAM châu Âu lấy làm tiếc vì Nghị viện châu Âu không đồng ý về quy định giảm thiểu thuốc…
Tối 24/11, tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), tỉnh Quảng Trị phối hợp…
Tối 24-11, tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Lễ hội vinh danh các làng nghề chè…
Đây chính là lời khẳng định của ông Phạm Minh Đức, Uỷ viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nông nghiệp…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải của Ireland, bà Pippa Hackett cho biết, số lượng trang…
Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, xứ sở chuột túi đang thúc đẩy các quy định mạnh…
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 20 km, Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong…
Theo đuổi Nông nghiệp Hữu cơ phải rất kiên trì bởi phải mất vài năm các loại cây mới cho…
Hội chợ sản phẩm Tự nhiên và Hữu cơ châu Âu 2024 diễn ra tại London vào tháng 4/2024 sẽ…
Nếu đã từng đặt chân đến Hà Giang, đến thăm những bản làng vùng sâu, vùng xa, hẳn bạn sẽ…
Mới đây, Công ty TNHH Dưa leo quê vùng miền, Hợp tác xã Thành Đạt (Sơn Dương) phối hợp với…
Mỗi ha trong suốt vụ lúa sẽ tạo ra khoảng 25 tấn bèo hoa dâu. Chúng tự phân hủy thành…
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm…
Trực Ninh - Nam Định: Tuyên truyền, vận động phân loại rác từ nguồn làm phân bón hữu cơ phục…
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng luôn tìm mua những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…
Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…