Vai trò của tổ chức chứng nhận nông nghiệp hữu cơ rất quan trọng, giúp cho người người tiêu dùng có được quyết định đúng đắn khi lựa chọn sản phẩm, hàng hoá trên thị trường…
3 mục đích của chứng nhận nông nghiệp hữu cơ
Bà Đỗ Thị Tuyết, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chia sẻ: Trong xã hội ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sản phẩm, hàng hoá từ các khía cạnh an toàn, tác động đến sức khoẻ và môi trường, bền vững, tương thích và phù hợp với mục đích sử dụng.
Bà Đỗ Thị Tuyết, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ diễn ra vào chiều ngày 21/11.
Xuất phát từ nhu cầu này, các hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tiến hành nhằm vào ba mục đích chính.
Một là, giúp cho người người tiêu dùng có được quyết định đúng đắn khi lựa chọn sản phẩm, hàng hoá trên thị trường.
Hai là, giúp cho các nhà cung ứng sản phẩm, hàng hoá biết được mức chấp nhận của thị trường để phấn đấu và làm thoả mãn nhu cầu cũng như các yêu cầu luật định, đặc biệt là yêu cầu về an toàn của sản phẩm, hàng hoá.
Ba là, giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
“Nằm trong xu thế chung này, tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa trong các mặt của đời sống đều được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm về khía cạnh chất lượng, an toàn khi sử dụng. Cũng chính vì lý do này mà sản phẩm, hàng hoá được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại các quốc gia đưa vào trong nhóm các mặt hàng chịu sự quản lý chặt chẽ về an toàn”, bà Tuyết cho hay.
Theo bà Tuyết, một trong biện pháp quản lý phổ biến thường được lựa chọn là sử dụng các kết quả chứng nhận sản phẩm, hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức chứng nhận độc lập tiến hành.
Về bản chất, chứng nhận sản phẩm là hoạt động thông qua đó một tổ chức, đóng vai trò là một bên thứ ba độc lập, đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng một sản phẩm, hàng hoá phù hợp với các yêu cầu quy định trong một tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng còn quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc áp dụng. Các yêu cầu bắt buộc áp dụng thường được sử dụng trong các trường hợp liên quan đến an toàn, vệ sinh, sức khoẻ và môi trường.
“Hoạt động chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn có thể bao gồm nhiều hoạt động chức năng khác nhau như chọn mẫu sản phẩm, đánh giá mẫu sản phẩm, đánh giá quá trình sản xuất hay hệ thống quản lý chất lượng, xem xét kết quả đánh giá và ra quyết định, giám sát sau chứng nhận”, bà Tuyết lý giải.
Bà Tuyết cho biết thêm, nội dung cơ bản trong các hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể bao gồm 1 trong 4 nội dung sau: Thử nghiệm mẫu sản phẩm điển hình; Thử nghiệm mẫu sản phẩm đại diện của lô hàng (lấy mẫu theo mức chất lượng chấp nhận được (AQL)); Đánh giá quá trình sản xuất hoặc đánh giá hệ thống chất lượng; Thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ thị trường hoặc lấy tại nơi sản xuất trong quá trình giám sát.
35 đơn vị đạt chứng nhận TCVN 11041
Theo bà Tuyết, Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8//2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ và Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 1/11/2019 của Bộ NN-PTNT quy định tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ thực hiện đăng ký tại các cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ NN-PTNT.
Diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ tăng nhanh
Hiện nay, có 4 tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Trong đó, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) là tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JAS), đây cũng là đơn vị duy nhất hiện nay được Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản chỉ định đánh giá chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn JAS tại Việt Nam.
Theo thống kê năm 2022 của Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, tổng diện tích hữu cơ trên cả nước đạt 157.645 ha. Tổng diện tích hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 là 18.580 ha. Số đơn vị đạt chứng nhận TCVN 11041 là 35 đơn vị (không tính số đơn vị chuyển đổi). Tổng diện tích hữu cơ theo tiêu chuẩn nước ngoài 137.409 ha.
Số đơn vị đạt chứng nhận tiêu chuẩn nước ngoài 82 đơn vị (không tính số đơn vị chuyển đổi). Tổng diện tích hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS là 1.656 ha. Số đơn vị đạt chứng nhận tiêu chuẩn PGS 18 đơn vị.
Sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam bao gồm: động vật thủy sản (48.415 ha), gia vị (35.057 ha), cà phê (25.000 ha), dừa (15.657 ha), trái cây khác (9.715 ha), điều (7.036 ha), chè (4.734 ha), tiêu (4.034 ha), gạo (2.367 ha), sắn (2200 ha), rau (2.104 ha), thu hái tự nhiên (300 ha), dược liệu (100 ha), nấm (3 ha) và sữa (923 ha).
“Bộ NN-PTNT cần sớm xây dựng và trình công bố TCVN về thủy sản hữu cơ; sớm công bố công khai danh mục các vật tư đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh việc hài hòa giữa tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam với các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc tế”, bà Tuyết kiến nghị. |
Mai Chiến
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất hữu cơ đang phát triển tích cực ở các địa phương, toàn tỉnh triển…
(Đồng Tháp) Để thuyết phục được nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện nhiều…
Trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xây dựng, triển khai xong 5 mô hình sản xuất nông…
(Hà Nội) – Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2025 có diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng…
(Sơn La) - Phong trào sản xuất nông nghiệp hướng theo hữu cơ tại Sơn La được các hộ dân…
Các dự án sản xuất lúa hữu cơ cần có sự tổ chức liên kết giữa nông dân và các…
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện nay, bởi phương…
Tỉnh Lào Cai đang rà soát, khoanh vùng khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Nông nghiệp xanh, bền vững đang là xu thế của thời đại và phân bón hữu cơ đóng một vai…
Viện thẩm mỹ Tanya Odessa Beauty Spa and Clinic có slogan “Nâng niu vẻ đẹp người phụ nữ Á Đông”,…
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã đem lại những hiệu quả nhất định, nhưng cần phải nâng tầm…
Dù mới thành lập, nhưng Công ty TNHH MTV Nấm Mai Vàng của Giám đốc trẻ Nguyễn Thị Mai có…
Trong ngành phân bón, nhắc đến ông Lê Quốc Phong (tức Hai Phong), ai cũng phải thán phục một vị…
Đó là trang trại hữu cơ Nhất Thống (huyện Nhà Bè, TPHCM) khép kín hiện đang nuôi gà, vịt đạt…
Xác định cây chè là cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, tỉnh Thái…
Hằng năm, lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 1,2 triệu tấn đạm…
Đệm lót sinh học là một trong những công nghệ trong chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch giúp chuồng…
Chương trình do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai và Công ty Đầu tư Sản xuất và Phát triển Nông nghiệp…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…