20:04 11/04/23 Print

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt - Việc làm cấp bách hiện nay

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt đã và đang trở nên cấp bách hơn bởi chỉ khi có thương hiệu nông sản mới có cơ hội xuất khẩu, gia tăng giá trị và tăng nguồn thu cho đất nước.

Tình trạng “buôn chuyến” vẫn là phổ biến

Là nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, tiêu, điều, trái cây, rau quả, thủy hải sản... nhưng tính đến thời điểm hiện tại, có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ở thời điểm hiện tại, xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi chúng ta mở được nhiều cánh cửa thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, EU... qua các hiệp định thương mại đa phương, song phương đã ký kết và có hiệu lực. Đặc biệt Trung Quốc, thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới ở sát ngay bên cạnh cũng chính thức mở cửa cho nhiều nông sản Việt Nam với các yêu cầu cao hơn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xây dựng thành công thương hiệu quốc gia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp bà con nông dân thoát khỏi vấn nạn "trồng chặt", có thu nhập cao hơn, ổn định hơn, gia tăng số lượng nông dân tỉ phú. Từ đó, tiến tới một nền kinh tế nông nghiệp giá trị cao thay vì sản xuất nông nghiệp và "buôn chuyến" như hiện nay.

Chia sẻ tại tọa đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt” do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 6/4, GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh: Câu chuyện xây dựng thương hiệu nông thủy sản đã bàn rất lâu nhưng vẫn chưa có những thay đổi lớn. Nguyên nhân bắt nguồn từ 3 bên. Đầu tiên là Nhà nước, cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc quảng bá thương hiệu cho nông sản Việt.

null

GS.TS Võ Tòng Xuân nêu quan điểm về xây dựng thương hiệu cho lúa gạo

GS.TS Võ Tòng Xuân dẫn chứng, lãnh đạo Malaysia đi đâu cũng quảng bá về giống sầu riêng Musang King ngon nhất thế giới. Trong khi đó với Việt Nam, dù gạo ST25 đã được quốc tế xướng danh ngon nhất nhưng người ngoài ít ai biết giống lúa nào ngon nhất của Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp, GS.TS Võ Tòng Xuân ví dụ với gạo ST25, bản thân ông Hồ Quang Cua - "cha đẻ" của giống lúa ST25 - cũng chưa tổ chức được việc trồng trên diện tích rộng, nguyên liệu đồng nhất, bao bì tốt, đẹp...

Bên cạnh đó, theo GS.TS Võ Tòng Xuân, doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu, không có diện tích lớn nên muốn xuất khẩu gạo thì phải mua qua thương lái là chính. Ngay cả Vinafood là công ty lương thực mạnh nhất Việt Nam nhưng cũng không có nguồn nguyên liệu. Muốn làm dự án lớn, trồng lúa trên diện tích 10.000 ha đất là không dễ khi đồng ruộng phân mảnh. Muốn tập hợp người nông dân lại rất khó bởi họ không muốn phá bờ thửa ruộng của mình.

“Không cho dồn điền đổi thửa thì không có diện tích lớn. Đây là khó khăn lớn để xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam nếu nhà nước không bắt tay mạnh vào việc này. Nếu chúng ta có thể giải quyết những khó khăn đó thì việc xây dựng thương hiệu dễ dàng hơn”- GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh. Vì vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Mọi người đều có trách nhiệm trong chuỗi thương hiệu đó, ngay cả người lái xe nếu không làm đúng cũng ảnh hưởng đến thương hiệu.

Muốn xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ phân tích lợi thế

Dưới góc nhìn của ông Trần Bảo Minh - Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood, thương hiệu nông sản Việt muốn có vị thế, muốn cạnh tranh được trên trường quốc tế phải bắt đầu từ phân tích lợi thế. Theo ông Trần Bảo Minh, nếu đem táo, lê của Việt Nam cạnh tranh với Úc thì thua chắc nhưng chôm chôm, sầu riêng thì chúng ta có nhiều cơ hội. "Nếu không biết lợi thế là gì sẽ rất khó để xây dựng thương hiệu nông sản Việt vì làm nông nghiệp phải có đất, mà đất có giới hạn. Trong giới hạn đất và nước như vậy, phải tạo ra những sản phẩm có giá trị cao nhất"- ông Minh nêu quan điểm.

null

Ông Trần Bảo Minh - Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood: Xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ phân tích lợi thế

Cũng theo ông Trần Bảo Minh, làm thương hiệu không chỉ có vùng sản xuất rồi dán tên vào sản phẩm và mang đi xuất khẩu. Phải xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp, mang lại giá trị lớn cho tất cả mọi đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, vào hệ sinh thái đó.

Ông Minh dẫn chứng Iceland là một nước nhỏ, dân số ít. Thời tiết, khí hậu tạo điều kiện cho họ nuôi bò tự nhiên năng suất rất tốt. Chỉ cần 2 người có thể nuôi cả trăm con bò. Tuy nhiên, có được lít sữa từ số bò đó, nếu chỉ bán đi đơn thuần thì không có lợi nhuận. Một lít sữa bán giá 10.000 đồng không thể gánh nổi chi phí công nhân, bao bì, marketing, vận chuyển nên không thể cạnh tranh được. Vì thế, họ phải phát triển công nghệ, xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp thực phẩm chuyên nghiệp.

Hay với câu chuyện của ngành chè, bà Võ Thị Tam Dân - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng cho biết: Hiện nay khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu vẫn là ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu, xuất khẩu chè dưới dạng thành phẩm có thương hiệu còn rất hạn chế.

Bà Dân dẫn ví dụ, trong ngành chè, 1kg chè oolong hái tay một tôm 2-3 lá, chất lượng cao giá xuất khẩu thô chỉ giao động ở 10-12 USD; tuy nhiên sau khi các nước nhập khẩu sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu thì lại được bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần. Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều bất cập trong quy trình sản xuất, chế biến, khiến cho trà Việt không được đánh giá cao về chất lượng và giá trị xuất khẩu.

null

Bà Võ Thị Tam Dân - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng: Vẫn còn hành trình dài để nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường

Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh gần 30 năm, bà Tam Dân cho rằng, để trà Việt nói riêng, và nông sản Việt nói chung có chỗ đứng trên thị trường quốc tế thì các đơn vị sản xuất phải tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Bên cạnh đó phải thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến.

Bà Tam Dân cũng kiến nghị, đối với các cấp Chính quyền, các cơ quan quản lý cần duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị trường chủ lực; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ…

Việt Hải (t/h)

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt - Việc làm cấp bách hiện nay

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Chuyển đổi số chuyển hướng sang sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn hữu cơ và bền vững

Chuyển đổi số chuyển hướng sang sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn hữu cơ và bền vững

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, đến nay tỉnh đã cấp được 26 mã…

Mô hình canh tác lúa thông minh: Rực rỡ những cánh đồng

Mô hình canh tác lúa thông minh: Rực rỡ những cánh đồng

Lúa mô hình phát triển khỏe, cải thiện về năng suất và giảm chi phí sản xuất, giúp nông dân…

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân. Trước đây, người dân…

Cần những

Cần những "cú hích" cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, hữu cơ, bảo đảm vệ sinh an toàn…

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu cả trước mắt…

Lào Cai: Cần giữ vững diện tích chuối được cấp mã vùng trồng hướng đến xuất khẩu chính ngạch

Lào Cai: Cần giữ vững diện tích chuối được cấp mã vùng trồng hướng đến xuất khẩu chính ngạch

Nhiều hộ trồng chuối ở tỉnh Lào Cai đã chuyển diện tích trồng chuối trước đây sang trồng chè, quế……

Phiên chợ OCOP 4.0 đưa nông đặc sản lên sàn thương mại điện tử

Phiên chợ OCOP 4.0 đưa nông đặc sản lên sàn thương mại điện tử

Ngày 26/8, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tiếp tục…

Đưa máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp

Đưa máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Đoàn Đồng Nai cùng đơn vị đối tác đã hỗ trợ thành lập Hợp tác xã nông nghiệp số…

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương đã ra mắt sàn TMĐT chuỗi hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa

Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Dương đã ra mắt sàn TMĐT chuỗi hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (NN&PTNT) phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện…

Nâng cao trách nhiệm của nhiều đơn vị trong cấp và quản lý mã số vùng trồng

Nâng cao trách nhiệm của nhiều đơn vị trong cấp và quản lý mã số vùng trồng

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và…

Tin mới cập nhật

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Nhờ trồng rau sạch bằng cách tự bắt sâu mà thoát nghèo

Xu hướng làm nông sạch thuận tự nhiên hiện đã lan đến cộng đồng người Churu ở Lâm Đồng. Bằng…

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

UAE: Đầu tư 20 triệu USD để xây dựng nhà máy phân bón Hữu cơ

Một nhà máy phân bón Hữu cơ sẽ được xây dựng với kinh phí 20 triệu USD tại thành phố…

Thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu Việt Nam thâm nhập thị trường tỷ dân Ấn Độ

Thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu Việt Nam thâm nhập thị trường tỷ dân Ấn Độ

L'amant Café, thương hiệu cà phê hữu cơ hàng đầu của Việt Nam vừa ký Biên bản ghi nhớ với…

Cơ quan kiểm soát Nông nghiệp Hữu cơ của Sri Lanka ra mắt website: Bảo vệ uy tín sản phẩm Hữu cơ

Cơ quan kiểm soát Nông nghiệp Hữu cơ của Sri Lanka ra mắt website: Bảo vệ uy tín sản phẩm Hữu cơ

Sri Lanka vừa có một bước tiến quan trọng để bảo vệ uy tín các sản phẩm Hữu cơ trong…

Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk giữ vững ngôi vị trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Vinamilk liên tục góp mặt trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và bảng xếp…

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Hà Nam: Phát triển các mô hình sản xuất rau củ quả sạch

Sản xuất rau, củ quả sạch (an toàn, VietGAP, hữu cơ…) đang được các địa phương quan tâm thực hiện…

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khu đô thị

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khu đô thị

Sáng 28-9, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận…

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Giai đoạn 2018-2023, sản lượng nông sản toàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 12 triệu tấn, Hội Nông dân tỉnh…

Hoa Kỳ hỗ trợ các nhà sản xuất sữa hữu cơ, chuyển đổi hệ thống lương thực theo nhiều cách tích cực

Hoa Kỳ hỗ trợ các nhà sản xuất sữa hữu cơ, chuyển đổi hệ thống lương thực theo nhiều cách tích cực

Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ đang nỗ lực chuyển đổi hệ thống thực phẩm với trọng…

Làm giàu từ việc trồng lúa thời 4.0

Làm giàu từ việc trồng lúa thời 4.0

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, ông Trịnh Viết Chiến…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Thái Nguyên: Khai mạc Mùa du lịch 2023 với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”

Tối 11/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khai…

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang: Tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nước ta, có diện tích khoảng 5.870 km²…

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên: Nông nghiệp hữu cơ được ưu tiên số một

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên mong muốn có sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, tư vấn đào tạo,…

Phân bón Bình Điền 2 Phong
Quảng cáo slide danh mục tin