14:04 09/04/23 Print

Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trong tỉnh, những năm qua, Lạng Sơn tập trung quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu hàng hóa địa phương năm 2022 vẫn đạt hơn 142 triệu USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ.

null

Bưởi Diễn trồng ở xã Nhật Tiến, Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ.

 Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ xuất khẩu bao gồm: vùng trồng hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Chi Lăng; vùng trồng thạch đen tại các huyện Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng; vùng trồng ớt tại Chi Lăng, Cao Lộc..., với tổng diện tích hàng trăm nghìn ha.

Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu

Sau gần 40 năm gắn bó với nghề chưng cất tinh dầu hồi, cuối năm 2019, gia đình ông Nông Văn Tú, ở thôn Nà Hấy, xã Bình Phúc, huyện Văn Quan đã mạnh dạn đầu tư một tỷ đồng vào hệ thống chưng cất tinh dầu hồi bằng nồi hơi áp suất chạy bằng điện, đủ tiêu chuẩn để xuất bán sang các nước châu Âu.

Ông chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi chưng cất tinh dầu hồi theo kiểu truyền thống bằng lò, đốt củi nên khá vất vả, tốn công sức mà chất lượng không bảo đảm.

Theo ông Tú, hệ thống chưng cất tinh dầu hoa hồi mới đầu tư có công suất lớn, tạo tinh dầu hồi sạch và có chất lượng cao hơn rất nhiều so với chưng cất kiểu truyền thống. Hằng năm, xưởng của ông thu mua hàng trăm tấn hoa hồi nguyên liệu của người dân trong vùng để chưng cất tinh dầu.

Những năm trước, trung bình một tháng ông Tú có thể chưng cất ra được hơn 2,5 tấn tinh dầu hoa hồi. Tinh dầu hồi được sử dụng để sản xuất dược phẩm, phụ gia thực phẩm, dùng làm hương liệu. Thị trường tiêu thụ tinh dầu hồi chủ yếu là các nước: Trung Quốc, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Thái Lan, Ấn Độ...

Tuy nhiên, thời gian qua do dịch Covid-19 nên việc vận chuyển, xuất khẩu gặp khó khăn. Hiện nay, nhiều khách hàng đang trở lại để ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tinh dầu hồi đạt chứng nhận OCOP 4 sao của địa phương.

Kỹ sư Hoàng Lê Minh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho biết: Những năm qua, tỉnh xác định tiếp tục mở rộng vùng trồng cây lâm nghiệp tập trung, có giá trị kinh tế cao như cây hồi và một số cây trồng khác gồm: thông, keo, bạch đàn, quế,…

Trong đó tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng vùng trồng hồi đạt hơn 41.408ha, đạt 118,31% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, tập trung tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Văn Lãng... trong đó có hơn 867ha hồi ở huyện Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng được người dân chăm sóc quản lý rừng theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Sản lượng hồi năm 2022 ước đạt 11.500 tấn, giá trị hàng hóa ước đạt 1.725 tỷ đồng. Cùng với cây hồi, hiện nay các địa phương đang tập trung phát triển cây thạch đen, cây ớt phục vụ xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Nhận thấy tiềm năng phát triển cây thạch đen, từ năm 2017, ông Hà Đức Quý ở xã Kim Đồng (huyện Tràng Định) đã thành lập Công ty TNHH sản xuất và đầu tư xuất, nhập khẩu Đức Quý. Xưởng sản xuất, chế biến và thu mua cây thạch đen đặt ngay trên địa bàn xã.

Ông Quý cho biết: Cuối năm 2019, công ty hoàn thiện lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại với trị giá 30 tỷ đồng trên diện tích nhà xưởng 5.000m2. Từ khi đi vào hoạt động, trung bình mỗi ngày, công ty thu mua 2 tấn thạch đen của các hộ dân để chế biến.

Đến nay, công ty thu mua hơn 700 tấn thạch, sản xuất gần 800 tấn bột thạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc…

Từ đầu năm 2020 đến nay, nhu cầu mua bột thạch của các nước ngày càng cao, công ty trang bị thêm nồi nấu, hoạt động liên tục 24/24 giờ, năng suất thu mua cây thạch tăng lên, đạt 4 tấn/ngày, tạo ra các sản phẩm gồm: bột thạch đen (đã được công nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao), thạch trắng, cao linh quy,... Nhờ hoạt động hiệu quả, doanh thu của công ty đạt 200 triệu đồng/tháng.

Mở rộng diện tích, gắn kết với chuỗi liên kết sản xuất

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, Vũ Đức Thiện cho biết: Từ năm 2021, Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết về "Xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị cây thạch đen giai đoạn 2021-2030".

Huyện đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: từ nay đến năm 2025 phát triển diện tích cây thạch đen từ 2.500ha đến 4.000ha; 100% các hộ gia đình trồng thạch đen thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật, khoa học công nghệ để trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; xây dựng mã vùng trồng thạch đen; xây dựng chuỗi sản xuất thạch đen theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Để có nguồn hàng ổn định xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, những năm gần đây, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây thạch đen. Năm nay, các địa phương trong tỉnh đã trồng hơn 3.368ha tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022, sản lượng ước đạt 17.300 tấn.

Hiện đã có 140 vùng trồng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số, với diện tích hơn 660ha; 13/13 cơ sở đóng gói được Trung Quốc phê duyệt, đáp ứng yêu cầu Nghị định thư, góp phần mở rộng, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu thạch đen chính ngạch sang thị trường nước bạn.

Cùng với cây thạch đen, vùng trồng ớt xuất khẩu được tỉnh quan tâm chỉ đạo, xây dựng vùng trồng tại các huyện Chi Lăng, Lộc Bình, Cao Lộc, Hữu Lũng. Vụ ớt năm nay, người dân trồng tổng diện tích 1.458ha, ước sản lượng đạt 13.107 tấn, hiện nay có 37 vùng trồng đã được cấp mã số với diện tích 221,85ha xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Trung Quốc.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng Lương Thành Chung cho biết: Từ năm 2018 đến nay, huyện tập trung phát triển cây ớt, xây dựng các vùng chuyên canh cây ớt theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung tại các xã Mai Sao, Nhân Lý, thị trấn Đồng Mỏ... trở thành huyện có diện tích ớt lớn nhất tỉnh. Toàn huyện hiện có 570ha ớt, trong đó, có 100ha được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thời điểm này, cây ớt đang trong giai đoạn ra hoa, đậu quả. Các giống ớt truyền thống trước đây đã được thay bằng giống ớt cao sản, năng suất bình quân đạt khoảng 300 đến 500kg/sào.

Nhiều hộ nông dân đưa ớt trở thành cây chủ lực trong vụ sản xuất đông xuân. Cây ớt đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lý Việt Hưng khẳng định: Các mô hình phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở một số địa phương bước đầu hình thành, góp phần thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất, tập quán, trách nhiệm, năng lực của người sản xuất, góp phần phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, một số cây trồng chưa phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; sự gắn kết, liên kết giữa nông dân với nông dân trong sản xuất, xây dựng thương hiệu và giữa nông dân với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm còn rời rạc, lỏng lẻo.

Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát huy và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và kết nối với thị trường tiêu thụ.

Lạng Sơn sẽ xây dựng vùng nguyên liệu, cây ăn quả, nông sản tập trung gắn với cấp mã vùng trồng, mã vạch sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (VietGAP, GlobalGAP) và truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Theo Báo Nhân Dân Online

Từ khóa:

Ý kiến bạn đọc

0 đánh giá Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu

0
Chọn đánh giá của bạn

0 bình luận

Tin tức liên quan

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất theo GAP nâng cao giá trị, chất lượng nông sản

Sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ, GAP mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp duy trì hệ…

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Hướng đến nông nghiệp xanh, tuần hoàn

Ngày 26-5, trong khuôn khổ Diễn đàn và Hội chợ xuất khẩu TPHCM năm 2023 đã diễn ra hội nghị…

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch…

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nâng cao trình độ cho nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc…

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thâm canh thủy sản

Mô hình này tuy còn mới mẻ với các hộ nuôi nhưng bước đầu đã cho thấy được sự phấn…

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ có thể làm giảm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như tất cả người dân đều có khuynh hướng lựa chọn biện pháp…

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Đòn bẩy để kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển bền vững, nông thôn giàu mạnh

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo đà cho khu vực…

Tin mới cập nhật

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Xây dựng nền nông nghiệp xanh

Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học làm giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Sản xuất nông sản an toàn: Lợi ích kép

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Gạo hữu cơ bãi rươi Bảo Minh: Nâng tầm ngọc thực Việt

Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Chung tay đảm bảo ATTP trong nông nghiệp

Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ trong thời đại mới

Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Chương trình OCOP nâng tầm nông sản địa phương

Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Bình Phước: Phát triển nông nghiệp sạch ở vùng biên

Với quyết tâm làm giàu trên quê hương, nhiều nông dân sinh sống trên vùng biên giới huyện Bù Đốp…

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

Tứ Kỳ: Sẽ tổ chức hội thảo sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ kết hợp với khai thác rươi, cáy sản xuất nông nghiệp bền vững

UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức chương trình hội thảo "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Tin đọc nhiều

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Vợ chồng GS “biết tuốt” Nguyễn Lân Dũng bị ung thư và giải pháp chống thuốc trừ sâu hóa học (Kì 1): Nỗi đau của cả dân tộc

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Đắk Lắk: Giải mã uẩn khúc đằng sau vụ chặt phá vườn cà phê ở Hòa Đông

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc: Ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, có đi ăn cỗ tiếp xúc với nhiều người

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cấm tiêu thụ mì Hảo Hảo: Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam đang 'nói dối'?

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Khách du lịch bị hành hung vì thắc mắc việc thu vé trông giữ xe “cắt cổ”?

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Thông báo tuyển dụng