Thứ sáu 18/07/2025 21:17Thứ sáu 18/07/2025 21:17 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều địa phương có nhiều cách làm hay

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chiều 10/3, phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, tại Trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy thông tin: Theo xác định nhu cầu thì có khoảng 95.700 hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó xây mới hơn 61.000 căn và sửa chữa nhà tạm là 32.650 căn. Về kinh phí, theo mức ngày xưa 40 triệu xây mới và sửa chữa 20 triệu thì tổng cộng là 3.173 tỷ, trong đó năm 2023 đã giao được 1.020 tỷ, năm 2004 đã giao 1.306 tỷ và phần còn lại giao trong 2025 là 767 tỷ, tương ứng với số ban đầu xác định là hơn 92.000 căn. Hôm nay phát sinh thêm 3.000 căn nữa và nếu tính cả số này thì sẽ còn 848 tỷ, tương ứng với định mức 40 triệu xây mới và sửa chữa là 20 triệu.

Về tình hình thực hiện, năm 2023 đã thực hiện được hơn 16.000 căn, năm 2024 được 31.400 căn, tổng cộng 57.346 căn, tương đương với 60% tổng khối lượng phải thực hiện theo chương trình. Số còn lại của năm 2025 là 38.322 căn.

Qua theo dõi, rất nhiều địa phương có nhiều cách làm hay. Thứ nhất, một số địa phương có điều kiện đã hỗ trợ cho địa phương khó khăn. Cụ thể như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Dương đã hỗ trợ cho nhiều tỉnh nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện việc này. Thủ tướng có nêu vấn đề là việc địa phương có điều kiện hơn hỗ trợ các địa phương khác có vướng không? Thực ra nếu làm linh hoạt thì không vướng, ví dụ địa phương này hỗ trợ địa phương khác để làm nhà cho người nghèo ở vùng thiên tai thì thông qua Hội đồng nhân dân như Yên Bái, Lào Cai hoặc Bắc Ninh thông qua Hội đồng nhân dân phê duyệt và hòa vào nguồn làm nhà cho chương trình, không vướng gì cả.

Kinh nghiệm thứ hai, nhiều địa phương đã xây dựng đề án Hỗ trợ nhà ở chung, bằng việc lồng ghép, hưởng ứng của các chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn xã hội hóa để phê duyệt chung một đề án Hội đồng nhân dân phê duyệt. Làm như vậy rất linh hoạt, tức là đối tượng theo chương trình nào thì hưởng nguồn từ chương trình đó, còn lại là các nguồn vốn khác. Ví dụ cách làm này của Yên Bái làm rất hiệu quả, rất linh hoạt. Các địa phương cũng đã chủ động tăng mức hỗ trợ lên, không chờ Trung ương quyết định vừa rồi là 60/30 triệu; nhiều địa phương đã huy động các nguồn xã hội hóa hay nguồn của địa phương để nâng mức lên là 50/25 hoặc 60/30.

Kinh nghiệm thứ ba, một số địa phương rất linh hoạt trong thực hiện chương trình, nhất là vấn đề đất đai. Hiện nay pháp luật về đất đai đã quy định rất linh hoạt và chi tiết việc bảo đảm quỹ đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương đã vận dụng linh hoạt. Ví dụ như trong trường hợp thiên tai, nay luật cho phép trong trường hợp khẩn cấp chưa nhất thiết phải đưa đất vào kế hoạch sử dụng mà có thể làm trước, sau đó cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sau, rất linh hoạt. Hay có những địa phương làm theo hướng khoán. Ví dụ như là kinh phí tỉnh phân bổ chung, huyện chịu trách nhiệm lo đất, xã chịu trách nhiệm lo nhân công mà chủ lực ở đây là dân quân, du kích, công an, thanh niên… làm rất nhanh. Cũng có địa phương phân cho mỗi cán bộ tỉnh phụ trách một xã nghèo để lo thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở. Đây là những cách làm hay của nhiều địa phương.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, Về vướng mắc hiện còn hai nội dung. Thứ nhất là giao vốn năm 2025 hiện nay phần giao chi tiết Quốc hội đã phân rồi. Đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng ban hành, nhất là phần nhà cho người có công. Hiện nay nhiều hộ có công là hộ nghèo nhưng đi theo chương trình nhà ở có công nên chưa có. Hộ nghèo mà không phải người có công thì được hỗ trợ trước, hộ nghèo người có công lại phải chờ thì cũng gây ra tâm lý đối với các hộ gia đình người có công.

Vướng mắc thứ hai là một số địa phương phản ánh hiện nay thiếu đất sạch, đất làm nhà ở cho hộ nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng tôi xin chia sẻ khó khăn này của các địa phương, nhất là các trường hợp ở vùng miền núi, nhiều hộ nghèo hay là tách hộ. Ví dụ bố mẹ có đất mà tách ra là con cái không có đất, hay là một số trường hợp do thiên tai thì không có đất. Đây là một vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, hiện nay trong Luật Đất đai đã quy định đầy đủ 5 vấn đề. Nội dung thứ nhất, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm đất ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ thậm chí trước đây có đất rồi nhưng nay ví dụ thừa kế cho con rồi nên thiếu thì vẫn được hỗ trợ tiếp.

Thứ hai là miễn tiền sử dụng đất đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Các trường hợp này nếu có quỹ đất giao cho bà con thì không lo vấn đề kinh phí vì thuộc chính sách và tiền sử dụng đất.

Thứ ba, Luật giao cho Hội đồng nhân dân được ban hành chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tức là tùy theo điều kiện địa phương có thể quy định những chính sách thông thoáng hơn, thuận lợi hơn, không bị vướng và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp nếu phải thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất hỗ trợ cho hộ nghèo thì tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách của Nhà nước, ngân sách của địa phương nên cũng không bị vướng. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách như thiên tai thì có thể thực hiện giải phóng mặt bằng giao quỹ đất để xây nhà trước, sau đó cập nhật bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau, cũng không bị vướng. Vấn đề hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương nên có thể giải quyết rất linh hoạt. Chúng tôi cũng đề nghị nên lựa chọn theo hướng xem xét ghép vào các khu dân cư có sẵn chứ tìm các quỹ đất mới quy mô lớn để bố trí cho nhiều hộ ở miền núi là hết sức khó khăn. Nên vận động bà con, những người có đất ở trong khu dân cư có sẵn chia sẻ cho các hộ nghèo khác. Cách làm này một số địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La làm rất tốt, các địa phương khác có thể tham khảo kinh nghiệm.

Cuối cùng, để khắc phục vướng mắc trên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị Bộ Tài chính, thứ nhất, đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo theo hướng chi tiết vì đã có kế hoạch rồi. Thứ hai là, liên quan đến vấn đề giải quyết đất để có quỹ đất làm nhà ở cho hộ nghèo ở các địa phương, đề nghị các địa phương hết sức chủ động. Ngoài ra cách thức phê duyệt đề án chung theo hướng tích hợp các nguồn vốn của chương trình như một số địa phương làm chúng tôi thấy rất hay. Những địa phương mà khối lượng lớn có thể làm theo hướng này để trình đề án của Hội đồng nhân dân tỉnh và tích hợp các nguồn lực vào làm, sẽ rất bài bản và hiệu quả.

Đắk Nông: Nỗ lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và xóa nhà tạm, nhà dột nát Đắk Nông: Nỗ lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo số liệu tổng hợp của Sở Xây dựng Đắk Nông, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai ...

Hải Dương: Khởi công xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo năm 2025 Hải Dương: Khởi công xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo năm 2025

Theo thống kê của tỉnh Hải Dương tính đến ngày 15-2, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng nhà tạm, nhà dột nát được 515/1638 ...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Một chủ trương vì một đất nước ấm no, hạnh phúc Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Một chủ trương vì một đất nước ấm no, hạnh phúc

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là nền tảng để ổn định cuộc sống và phát triển kinh ...

Bài liên quan

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Cao Bằng: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao, tặng kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách

Cao Bằng: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao, tặng kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách

Tại tỉnh Cao Bằng, ngày 12/7/2025, đoàn công tác Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do ông Hoàng Bình Quân, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm trưởng đoàn đã trao tặng quà, kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khăn tại phường Thục Phán và 2 xã Minh Tâm, Hòa An.
Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Phấn đấu đến năm 2030: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần

Ngày 22/6/2025, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Tiếp tục xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay đàm phán lại

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, nhờ các nỗ lực ngoại giao, ngày 21/5/2025, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam, nâng tổng số lên 1.396 mã vùng trồng và 188 mã cơ sở đóng gói (sau khi trừ các mã bị thu hồi). Đặc biệt, GACC tiếp tục cho phép xuất khẩu sầu riêng Việt Nam mà không áp biện pháp tạm dừng hay yêu cầu đàm phán lại, đồng thời tự động gia hạn Nghị định thư ký ngày 11/7/2022, có hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.
“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”, đây là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy gửi tới Lễ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ảnh hưởng mưa lớn nhiều nơi ven sông tại Phú Thọ bị sạt lở nghiêm trọng

Ảnh hưởng mưa lớn nhiều nơi ven sông tại Phú Thọ bị sạt lở nghiêm trọng

Do ảnh hưởng của mưa to trên diện rộng, tại khu vực thượng nguồn sông Thao, mực nước sông dâng cao, dòng chảy xiết làm lòng sông bị xói sâu, dẫn đến sạt lở nghiêm trọng bờ tại địa bàn xã Lâm Thao.
Lâm Đồng: Khởi công xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng

Lâm Đồng: Khởi công xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 17/7, tại xã Nam Dong, Binh đoàn 20 - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng và chính quyền địa phương đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa tại địa bàn.
Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

Đắk Lắk yêu cầu đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính để hỗ trợ người dân

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 0661/UBND-PVHCC về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Lâm Đồng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa lần thứ I

Lâm Đồng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa lần thứ I

Ngày 17/7, Ban Chấp hành Hội Nông dân phường Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị lần thứ I. Tham dự có các ông Trần Văn Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; ông Phạm Sỹ Nguyên – UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐND phường; bà Tạ Thị Châm - UV BTV Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; ông Nguyễn Đình Thắng – UVBTV Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND phường; đại diện các ban, ngành, đoàn thể; các chi hội trưởng, chi hội phó Hội nông dân trên địa bàn phường.
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững là xu thế tất yếu

Diễn đàn Nông nghiệp 2025 với chủ đề “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 16/7/2025, tại Hà Nội.
Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Đoàn công tác Bộ Ngoại giao đến thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk

Chiều 16/7, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm trưởng đoàn. Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Thủy điện Khe Bố vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

Từ đêm 15/7, Nhà máy Thủy điện Khe Bố (Nghệ An) dự kiến vận hành hồ chứa với tổng lưu lượng xả từ khoảng 500 m3/s đến 900 m3/s (xả qua các tổ máy và qua khoang đập tràn), để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa, an toàn cho vùng hạ du.
Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo 22 xã chưa hoàn thành khởi công.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Ngày 15/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Đắk Lắk số” và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính