Được coi là thủ phủ vải thiều của cả nước, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang nỗ lực nâng cao chất lượng của quả vải để đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính.
Lục Ngạn đang triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng vải thiều
Nhắc đến vải thiều, người Việt Nam nghĩ ngay đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nơi có thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên phù hợp để cho ra những trái vải ngon nhất cả nước.
Cũng chính vì thế, huyện Lục Ngạn đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp kĩ thuật để nâng cao chất lượng của vải thiều nhằm đáp ứng các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu khó tính.
Trong năm 2022, Lục Ngạn sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP cho khoảng 90 ha vải thiều. Hỗ trợ giá thuốc bảo vệ thực vật và phân tích mẫu sản phẩm tại các xã Quý Sơn, Thanh Hải, Tân Sơn và Hộ Đáp trước khi xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với diện tích 143 ha.
Đặc biệt, tại 2 xã Thanh Hải và Hộ Đáp, huyện xây dựng mô hình rộng 10ha trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ngoài ra, Lục Ngạn còn thực hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Mỹ; xây dựng mô hình phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh, quy mô 200 ha bằng thiết bị bay không người lái.
Hiện huyện đã chỉ đạo rà soát cấp mới 3 mã số vùng trồng với diện tích 30 ha, nâng tổng số mã số vùng trồng năm 2022 lên 30 vùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác có yêu cầu về mã số vùng trồng. Đây là yêu cầu không mới của các thị trường xuất khẩu để có thể truy nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Lục Ngạn cũng đang nỗ lực tổ chức sản xuất vải thiều theo quy mô hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hình thành và phát triển các chuỗi liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đồng thời hướng dẫn bà con sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cuối cùng, Lục Ngạn chủ động yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến chi phí vận chuyển bị đội giá, các doanh nghiệp càng cần phải nỗ lực để đảm bảo việc tiêu thụ vải thiểu không bị đứt gãy, đồng thời tăng giá trị của trái cây này để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, bà con nông dân.
Được biết, diện tích trồng vải thiều của huyện Lục Ngạn năm 2022 khoảng 15.700 ha, sản lượng ước sẽ đạt 95,5 nghìn tấn, trong đó diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP là 12,8 nghìn ha và vải GlobalGAP là 117 ha.
Hà Dũng (t/h)
(Thọ Xuân – Thanh Hóa) Hiện huyện Thọ Xuân phát triển mạnh diện tích cây ăn quả và phần lớn…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT vừa có thông tin hướng dẫn về một số điều cần biết khi xuất…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực phát…
Sau 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,3 tỷ USD, trong…
Năm 2022, xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt 900 triệu USD. Để khai thác hết tiềm năng của dừa,…
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, dự kiến mỗi tháng Công…
Cà phê là đồ uống rất quen thuộc và có nhiều tác dụng tốt, nhưng cà phê hữu cơ ngoài…
Từng công tác tại Đài tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, nhưng chị Võ Minh Nga đã quyết…
Khi chúng ta nghĩ đến lối sống hữu cơ thì chắc rằng trong đầu sẽ nghĩ ngay đến việc ăn…
Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang gia tăng liên tục trong những năm qua, phù hợp…
Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 3 mô hình được chứng nhận hữu cơ với tổng diện…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh, giúp nhà…
Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) đang đẩy mạnh liên doanh, liên kết, hợp tác…
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua,…
Năm 2020, chị Nguyễn Thị Hoài Sen ở xã Sơn Lộc (Bố Trạch) bắt đầu có ý tưởng khởi nghiệp…
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong 5 năm qua (2018-2022), số lượng sản phẩm được…
Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau lớn trong khu vực, với hơn…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…