Trong văn hóa tín người của người Việt, con Hổ là loài vật linh thiêng, biểu tượng của sự hùng cường, thể hiện sức mạnh vô song, được người dân sùng bái thờ cúng tại một số đình, chùa, miếu mạo.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tục thờ ông Hổ bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp thì lúc này Hổ chính là sức mạnh thiên nhiên, vừa gần gũi và cũng là tai họa đối với con người. Chính vì vậy mà con người thờ Hổ để cầu bình an.
Tục thờ thần Hổ gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Việt
Tại Việt Nam, những chiếc trống đồng Đông Sơn có cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm tuổi, nhưng trên mặt trống đã xuất hiện hình con Hổ. Điều này cho thấy, ý nghĩa của Hổ trong văn hoá Việt đã gắn bó hàng nghìn đời nay với sự trân trọng.
Trong các di tích văn hoá Ðông Sơn khai quật được, đã xuất hiện rất nhiều tượng Hổ như tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông, Hổ chạm ở bệ đá tại chùa Quế Dương (Hà Tây cũ) đến những con Hổ đá thời Lê ở Nam Kinh (Thanh Hoá).
Trong văn hóa, Hổ xếp thứ ba trong mười hai con giáp, năm Dần cầm tinh con cọp, là một hình tượng đa nghĩa vừa phức tạp trong tâm linh người Việt, vừa là ác thú, vừa là thần hộ mệnh. Do đó, có hình Hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa thì tà ma không dám xâm nhập.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, con Hổ được gắn với tục thờ Mẫu. Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có tục lệ thờ Thần Hổ như một biểu tượng của con vật dũng mãnh, uy nghiêm tượng trưng cho sức mạnh có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương. Trên phương diện này Hổ đã hoá thành vật linh thiêng với những cái tên trong huyền thoại dân gian thường gọi như Thần Hổ, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, thần hộ vệ Thành Hoàng, Chúa Sơn Lâm, ông Ba mươi…
Việc thờ thần Hổ giữ vị trí quan trọng trong điện thờ đạo Mẫu, thể hiện sự cân bằng giữa 2 miền thiên phủ - địa phủ, góp phần trấn an cho cửa điện. Trong điện thờ đạo Mẫu, ban thờ ngũ Hổ đặt dưới điện thờ công đồng.
Một số đền, phủ thờ Mẫu khác lại đặt ban ngũ Hổ phía dưới động sơn trang như phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Cô bé Tân An (Lào Cai), đền Đồng Bằng (Thái Bình)... Ban ngũ Hổ thường được bài trí giống như một hang động lớn, có những phiến đá nhấp nhô, tạo thế của hang núi, mang dáng dấp huyền bí. Đây chính là nơi ngự trị của thần Hổ, thường thờ tranh hoặc tượng.
Hội họa dân gian Việt Nam đã thần thánh hoá con Hổ với trường phái tranh Hàng Trống (Hà Nội) chuyên vẽ tranh Hổ (hoàng Hổ, hắc Hổ, bạch Hổ, tứ Hổ, ngũ Hổ) để treo thờ với tư cách là những vị trấn giữ các phương trời đất. Bởi vậy, khi vẽ tranh Hổ, người nghệ sĩ dân gian đã thể hiện đủ năm con Hổ với 5 tư thế và 5 màu sắc khác nhau.
Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại của nhân vật, thể hiện sức mạnh của loài mãnh chúa. Ngoài ra, tranh Hổ còn được bày nơi nhiều đền, chùa, nhất là các đền thờ Thánh Mẫu, như tranh Bạch Hổ Thần tượng đặt ở đền Quán Thánh, Hà Nội.
Hình tượng con Hổ cũng xuất hiện nhiều qua văn học Việt Nam, bên cạnh những câu chuyện cổ tích xuất hiện từ lâu như: Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Thỏ rừng và hùm xám, Con hổ có lá gan chuột nhắt, Mèo vẫn hoàn mèo… Hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái, Mãnh hổ hành (Bài hành về con hổ dữ) của nhà thơ Nguyễn Hành, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại và hiện đại như: Tây Tiến của Quang Dũng (với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người), Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và đặc biệt là bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ với câu than thở: “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!”, đã trở nên trứ danh.
Trong nền điêu khắc cổ Việt Nam thì mô típ Hổ vồ mồi, Hổ ngắm trăng, Hổ và rồng, Hổ và đại bàng…, thường được dùng để diễn tả một sức mạnh, cái oai, một ý chí và khai thác chất thơ trong cái hùng của Hổ - loài thú sơn lâm.
Hàng loạt đình làng ở Việt Nam, phần lớn là nông thôn, các nghệ sĩ dân gian đã để lại đời sau rất nhiều hình mẫu khác nhau về hình tượng con Hổ, tiêu biểu nhất phải kể đến hình ảnh con Hổ khắc trên thạp đồng Vạn Thắng (Phú Thọ), tấm phù điêu người nông dân đâm Hổ ở đình Chảy (Hà Nam), bức chạm khắc gỗ hình con Hổ đang chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh) và bức chạm gỗ chàng trai cưỡi Hổ ở đình Tiên Kỳ (Nghệ An) và còn rất nhiều hình tượng Hổ ở nhiều đình miếu nằm rải rác khắp nơi trong nước.
Với những ý nghĩa tâm linh và văn hóa đặc sắc, nước ta đã ban hành sắc lệnh bảo vệ Hổ rất sớm từ năm 1963. Những năm gần đây, nhiều biện pháp cụ thể cũng được thực hiện như ban hành Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị về cấm săn bắt, buôn bán Hổ và tiến hành xử lý nghiêm những kẻ vi phạm; lập nhiều khu bảo vệ, rừng cấm; khảo sát, tạo môi trường sống thuận lợi tại những nơi Hổ thường xuất hiện.
Như một nhà nghiên cứu đã từng nhận định: “Tính cách con giáp của Hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng”. Với ý nghĩa đó, năm 2022 được kỳ vọng sẽ đem đến sức khỏe và sức mạnh lạc quan để phục hồi, phát triển kinh tế sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Lãng Hồng
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
“Ở Việt Nam không kịp cô đơn, sự dễ thương của người dân chính là sợi dây níu chân tôi…
(Lào Cai) - Những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch tại tỉnh Lào Cai…
Đây chính là chủ đề của chương trình “Hành trình văn hoá thương mại Việt Nam – châu Âu” sẽ…
Sản phẩm muối NanoSalt ngoài việc giảm được tới 50% độ mặn còn bổ sung thêm 60 vi khoáng, rất…
Bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nông dân vẫn ồ ạt mở rộng diện tích trồng…
(Hải Dương) Ở các khu ruộng khai thác cáy, người dân xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương…
Một chuyên gia thương mại quốc tế tại Tây Ban Nha đã quyết định từ bỏ công việc ở chốn…
Đây là mô hình hoạt động vô cùng đặc biệt tại một nông trại tại Berlin, Đức.
Với những việc nhỏ hàng ngày là phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ…
Nếu có phương pháp xử lý và tận dụng tốt chất thải chăn nuôi, có thể đáp ứng thay thế…
Là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, nhưng Việt Nam mới chỉ khai thác được 40 -…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối sẽ giúp ích rất…
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ được camera ghi lại và lưu trữ theo thời gian thực về toàn…
Liên minh châu Âu đang nỗ lực xây dựng “Đài quan sát thị trường phân bón” để giải quyết những…
Với lợi thế thổ nhưỡng thuận lợi, cây rau má được trồng hướng theo hữu cơ đã trở thành rau…
Hà Nội - Thủ đô đang phát triển du lịch nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm du lịch…
Là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP đứng đầu cả nước, nhưng Hà Nội xác định không chạy…
TSKH. Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động…
Một công ty tại Mỹ đang cung cấp nhiều giải pháp toàn diện giúp ngăn ngừa lãng phí thực phẩm…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…