Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thì XK cá ngừ, mực và bạch tuộc của Việt Nam có nhiều khởi sắc trong thời gian qua.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tiếp tục khả quan
Tháng 9/2022, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam đạt trên 3,7 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2021. Con số tăng trưởng này đã phản ánh xu hướng tích cực XK sang thị trường Nhật Bản vì không chỉ cao hơn sao với cùng kỳ, con số này còn cao gần gấp đôi so với cùng kỳ 2019.
XK cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng tốt.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XK cá ngừ sang Nhật Bản đạt 31 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021, cao gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) cho biết, Việt Nam XK chủ yếu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS 0304 sang Nhật Bản.
Tiếp đến là nhóm các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, gồm loin cá ngừ vằn/cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, thịt vụn cá ngừ vằn hấp đông lạnh… So với cùng kỳ, XK các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản đều tăng trừ cá ngừ đóng hộp.
Theo bà Hà, hiện có 32 doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản. Trong đó, Mariso Viet Nam, Evertrust Foods Co., Ltd và FoodTech là 3 công ty XK nhiều nhất cá ngừ sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), NK cá ngừ của Nhật Bản giảm liên tục trong 7 tháng đầu năm 2022. Hiện tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua. Và điều này đang tác động mạnh tới các hộ gia đình ở nước này.
“Những tháng cuối năm, nhu cầu NK cá ngừ của Nhật Bản sẽ chỉ tăng nhẹ về lượng. Nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng cá ngừ có giá cao vào dịp lễ cuối năm nay có khả năng giảm so với những năm trước do lạm phát cao và đồng Yên mất giá khiến hàng hóa NK bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong quý cuối năm, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại”, bà Nguyễn Hà dự báo.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2022 dự kiến tăng 22%
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong quý III/2022 đạt gần 214 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, XK mực, bạch tuộc đạt 557 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ. Quý III/2022, XK mực, bạch tuộc ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất 53% so với 2 quý trước đó (tăng lần lượt 35% và 24%).
Bà Kim Thu, chuyên gia thủy sản (thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) thông tin: XK mực, bạch tuộc trong quý III/2022 ghi nhận tăng trưởng cao trong cả 3 tháng của quý, nhất là tháng 8 ghi nhận tăng trưởng mạnh 82%. Giá trị XK mực, bạch tuộc tăng cao trong năm nay cũng có tác động từ các yếu tố như giá vận chuyển tăng cộng với biến động tỷ giá.
Ước tính cả năm 2022, XK mực, bạch tuộc có thể đạt 734 triệu USD, tăng 22% so với năm 2021.
Trong cơ cấu XK, mực chiếm 56,4%, còn lại bạch tuộc chiếm 43,6%. 9 tháng đầu năm 2022, giá trị XK mực tăng 49% trong khi bạch tuộc tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021.
“Giá trị XK các sản phẩm mực đều tăng, trong đó mực khô, nướng và mực sống, tươi, đông lạnh tăng lần lượt 44% và 47%. Đáng chú ý, giá trị XK mực chế biến tăng mạnh nhất 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị XK bạch tuộc chế biến và bạch tuộc sống, tươi, đông lạnh tăng lần lượt 43% và 21% so với cùng kỳ năm 2021”, bà Thu cho hay.
Theo bà Thu, nhu cầu NK các sản phẩm mực và bạch tuộc chế biến có xu hướng tăng mạnh. Dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc nên vẫn có tác động tới nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc trên thế giới. 9 tháng đầu năm 2022, các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam được XK sang 61 thị trường. XK mực, bạch tuộc sang các thị trường chính đều tăng.
Trong cơ cấu các thị trường NK mực, bạch tuộc chính của Việt Nam thì 9 tháng đầu năm nay, tỷ trọng thị trường CPTPP, Trung Quốc và EU tăng, trong khi tỷ trọng thị trường Hàn Quốc và Thái Lan giảm. Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là những thị trường NK mực hàng đầu; Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường NK bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam.
Hàn Quốc vẫn là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36% tổng giá trị XK. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt trên 197 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.
“Hàn Quốc chủ yếu NK từ Việt Nam bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh, mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, mực nút đông lạnh...”, bà Thu chia sẻ.
Bà Thu cho biết thêm, 9 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp XK mực, bạch tuộc phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu và chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao. Xung đột Nga-Ukraine làm xáo trộn thương mại toàn cầu, giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí cho các chuyến biển của bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu không thể ra khơi.
Bên cạnh đó, “thẻ vàng” IUU chưa được gỡ bỏ vẫn là thách thức cho hoạt động XK mực, bạch tuộc của nước ta. Lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa và chi phí sinh hoạt tăng vọt ở các thị trường NK chính cũng tác động không tích cực tới XK mực, bạch tuộc của Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: Ước tính cả năm 2022, XK mực, bạch tuộc có thể đạt 734 triệu USD, tăng 22% so với năm 2021.
Mai Chiến
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi Bộ Công an về việc tăng cường…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Trung Quốc đã khôi phục hoàn toàn xuất, nhập khẩu với 5 cửa khẩu ở Lạng Sơn mang đến kỳ…
Năm 2022, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính của Việt Nam đã có dấu hiệu…
Giá lúa gạo hôm nay 28/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động so với hôm qua.…
Giá lúa gạo hôm nay 27/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện nhiều…
Những ngày gần đây, thời tiết mưa lạnh kéo dài đã khiến một số vùng trồng rau tại thành phố…
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, tính đến hết tháng 11/2022, xuất…
Lũy kế 11 tháng của năm nay, doanh thu XK tôm đạt hơn 4 tỷ USD, mức cao nhất trong…
Theo Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), 10 tháng…
Trong cái nắng như xối lửa, 4 đội tham dự hội thi gặt lúa rươi hữu cơ trên cánh đồng…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…