Năm 2022, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi tích cực và tiếp tục tăng trưởng với tổng giá trị xuất khẩu đạt 15,48 tỷ USD.
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, kết thúc năm 2022, cả 5/5 chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Theo đó, cả nước đã trồng được 259.615 ha rừng, đạt 106,4% so với kế hoạch (rừng phòng hộ 8.636 ha, rừng đặc dụng 1.611 ha, rừng sản xuất 249.369 ha. Ngoài ra, cả nước cũng trồng được 122 triệu cây phân tán, đạt 103% so với kế hoạch.
Sản lượng gỗ khai thác từ rừng sản xuất (bao gồm cả cây phân tán) năm 2022 ước đạt 19.698,8 nghìn m3, vượt 6,57% kế hoạch, tăng 7,2% năm 2021.
Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.686,96 tỷ đồng đạt 122,9% kế hoạch thu năm 2022; tăng 20,6% so với năm 2021. Trong đó Quỹ Trung ương thu được 2.285 tỷ đồng, còn lại là quỹ tỉnh. Trong năm 2022, Quỹ tỉnh đã thực hiện chi 2.804 tỷ đồng tiền năm 2021 (đạt hơn 108% kế hoạch) và tạm ứng 961,24 tỷ đồng tiền năm 2022 cho các chủ rừng.
Điều này đã góp phần kích thích các chủ rừng tích cực bảo vệ rừng và nhân rộng diện tích rừng trồng. Đến nay đã có 334 chủ rừng xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha, đạt 48,53% so với tổng diện tích rừng được giao. Còn lại 195 chủ rừng đang xây dựng phương án, 212 chủ rừng chưa có phương án với tổng diện tích khoảng 4,2 triệu ha.
Bên cạnh đó, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021.
Năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021. Ảnh minh họa
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi tích cực và tiếp tục tăng trưởng: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc với tổng giá trị xuất khẩu đạt 15,48 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất xuất khẩu của nhóm mặt hàng này.
Năm 2022, nước ta nhập khẩu gỗ nguyên liệu khoảng 2,82 tỷ USD, tăng 4,1%. Như vậy, ngành lâm nghiệp xuất siêu 14,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2021, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng và kim ngạch của toàn ngành nông nghiệp.
“Kết quả này là sự nỗ lực lớn của toàn ngành lâm nghiệp, nhờ tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, phục hồi kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự tích cực chủ động của ngành lâm nghiệp, doanh nghiệp đã kịp thời thích ứng với khó khăn, thách thức”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nghĩa cho rằng ngành lâm nghiệp trong năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, vẫn còn tồn tại điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ, nhất là các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Theo lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2023, ngành lâm nghiệp đề ra mục tiêu chính: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5 - 5,5%, tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 42%, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, trồng rừng tập trung 245.000 ha, trồng 140 triệu cây phân tán, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác 22 triệu m3, thu dịch vụ môi trường rừng khoảng 3.000 tỷ đồng.
Để đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2023, và thúc đẩy phát triển rừng và lâm nghiệp trong những năm tới, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ phê duyệt Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2014-NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Đề nghị phê duyệt Đề án thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu; Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cho hay: Để tiếp tục triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2050, trong thời gian tới ngành lâm nghiệp tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả, ưu tiên một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đó là: tiếp tục rà soát, hoàn thiện, đổi mới chính sách, khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư vào phát triển rừng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân về bảo vệ, phát triển rừng.
Đặc biệt, ngành lâm nghiệp sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, tập trung vào lĩnh vực giống chất lượng cao; thâm canh tăng năng suất, chất lượng rừng, chế biến gỗ và lâm sản.
Một trong những giải pháp cũng được ưu tiên là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hoá ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics, phát triển ngành chế biến gỗ hiện đại.
Mai Chiến
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 1/2023 đạt 280,8 triệu USD, trong khi nguồn…
Trung Quốc đã khôi phục hoàn toàn xuất, nhập khẩu với 5 cửa khẩu ở Lạng Sơn mang đến kỳ…
Giá lúa gạo hôm nay 28/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động so với hôm qua.…
Giá lúa gạo hôm nay 27/12 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện nhiều…
Những ngày gần đây, thời tiết mưa lạnh kéo dài đã khiến một số vùng trồng rau tại thành phố…
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, tính đến hết tháng 11/2022, xuất…
Lũy kế 11 tháng của năm nay, doanh thu XK tôm đạt hơn 4 tỷ USD, mức cao nhất trong…
Theo Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), 10 tháng…
Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu lâm sản trong 11 tháng năm 2022 đã đạt 15,6 tỷ USD, tăng 8,2% so…
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ước tính, kết thúc năm 2022 sản lượng xuất khẩu gạo của cả…
(HNMO) - Ngày 31-3, Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội khai mạc “Tuần lễ quảng bá, giới…
Nhiều tỉnh, thành phố phía Nam đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ để theo kịp xu hướng…
Triển khai chương trình OCOP đã giúp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng được thương hiệu cho các sản…
Gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu hoạt động do định kiến của xã hội, Thực phẩm chay…
“Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày” xuất khẩu…
Tại Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời…
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt giá trị sản phẩm lúa hàng hóa ở xã…
Khởi nghiệp (KN) với sản phẩm từ thiên nhiên, “KN xanh” để mang lại những giá trị thiết thực cho…
Ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tích cực hỗ trợ bà con nông dân về các biện pháp khoa học…
Với điều kiện tự nhiên, nguồn lực dành cho phát triển nông nghiệp hữu cơ bị hạn chế, Bắc Ninh…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…