Cùng với các nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu, giá dầu tăng, lạm phát kinh tế lên cao…đã khiến nhu cầu toàn cầu giảm, kéo theo lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước giảm theo… thì những nguyên nhân chủ quan như: chưa nắm rõ thị trường, khả năng thanh toán chậm, rủi ro về tỷ giá... là những khó khăn thách thức với xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong thời gian gần đây...
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chiếm 55% thị phần toàn cầu
Khối lượng giảm
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 6 tháng đầu năm 2022 Việt Nam xuất khẩu được hơn 125.000 tấn hồ tiêu, với tổng kim ngạch đạt gần 570 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm trên 19%, tuy nhiên do giá xuất khẩu tăng nên trị giá kim ngạch xuất khẩu tăng 13,5%. Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chiếm 55% thị phần toàn cầu.
Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam đứng đầu là châu Á (chiếm 44% thị phần), sau đó đến châu Mỹ (26,4%), châu Âu (23,9%) và châu Phi (5,3%), nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, lượng nhập khẩu hồ tiêu từ các thị trường này giảm.
Trong 20 thị trường xuất khẩu hồ tiêu chính của Việt Nam, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đạt 30.109 tấn (giảm 8% so với nửa đầu năm 2021), tiếp theo là các thị trường UAE, Ấn Độ, Đức… Lượng nhập khẩu giảm ở Trung Quốc, Anh, Nga, Pháp, Pakistan, Ai Cập, Nam Phi… Chỉ một vài thị trường có lượng nhập khẩu tăng như Đức, Hà Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Riêng khu vực Trung Đông, 6 tháng đầu năm hồ tiêu Việt Nam chiếm 14,5% thị phần và chiếm 5,9% thị phần tại châu Phi… đều giảm so với cùng kỳ năm 2021. Ước tính, sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2022 đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với năm 2021. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam cũng đứng đầu thế giới và chiếm 35% thị phần toàn cầu.
Điều đáng mừng, dù sản lượng xuất khẩu vào các thị trường giảm, nhưng giá xuất khẩu đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine cũng như lạm phát ở một số nước tăng cao nên giá xuất khẩu lại đang giảm xuống.
Tháo “vòng kim cô”
Ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng VPA trong Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang thị trường Trung Đông và châu Phi mới đây, phân tích: Ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Đông Âu khiến giá dầu tăng cao, lạm phát kinh tế đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân. Rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu cộng hưởng với sức cạnh tranh quyết liệt từ các cường quốc sản xuất gia vị như Indonesia Brazil… tại các thị trường này đã gây khó cho xuất khẩu gia vị của Việt Nam.
Ước tính năm 2022 sản lượng hồ tiêu có thể đạt 175.000 tấn, giảm 10% so với năm 2021
Một vấn đề quan trọng nữa, doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin thị trường, chưa cập nhật được thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu và đã để lại những hệ luỵ. “Tháng 2/2022, do không nắm được thông tin Chính phủ Ai cập thay đổi chính sách xuất nhập khẩu, buộc phải mở thư tín dụng. Do đó, gia vị Việt Nam đưa sang thị trường này phải nằm tại cảng mất 2 - 3 tháng. Thậm chí doanh nghiệp xuất khẩu báo còn nhiều container hàng bị đọng, không biết bao giờ mới có thể thanh toán”, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam ví dụ.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương: Doanh nghiệp chia sẻ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Phi, như: Đối tác thanh toán chậm, không có khả năng thanh toán, rủi ro về tỷ giá.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng gặp rủi ro trong tranh chấp về hợp đồng mua bán như khối lượng, trọng lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, tranh chấp liên quan đến chủ thể của hợp đồng do người ký hợp đồng không có năng lực nhập khẩu.
Để hạn chế những rủi ro trên, theo bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch; điều tra thương nhân, cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn, tìm hiểu thông tin qua các Thương vụ Việt Nam tại địa bàn Trung Đông, châu Phi, Phòng Thương mại Công nghiệp nước sở tại.
Trong quá trình giao dịch, doanh nghiệp cần lưu ý, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp như: Phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu... cũng nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia pháp lý và thanh toán quốc tế.
Mặt khác, để giữ vững vị thế xuất khẩu hồ tiêu, ông Lê Việt Anh cho biết thêm, ngành đã xây dựng đề án truyền thông quốc tế phát triển thị trường bền vững ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam giai đoạn 2022 - 2025 tại Mỹ, EU và Trung Đông. Đề án này sẽ giới thiệu về ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu và gia vị Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành tại các thị trường mục tiêu; tham gia các hội chợ Gulfood, Anuga, Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ… Xây dựng hình ảnh ngành gia vị Việt Nam để sử dụng trên các kênh truyền thông số, mạng xã hội quốc tế…
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2020, diện tích hồ tiêu đạt hơn 130.000 ha, tập trung ở 6 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước. Tuy nhiên, diện tích này và sản lượng hồ tiêu có thể giảm trong năm 2021 và 2022 vì sâu bệnh, biến đổi khí hậu và thiếu đầu tư, chăm sóc. |
Thảo Trà
Ngày 5/12, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn đối với…
Hiện nay, nông dân vẫn rất thờ ơ, thậm chí là xa lạ khi nhắc tới bảo hiểm nông nghiệp…
Với bản tính sáng tạo, chịu thương chịu khó, không ít nông dân đã trở thành tỷ phú thứ thiệt,…
Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước có thị phần và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất…
Chăn nuôi là 1 trong 4 ngành có sản phẩm tạo ra giá trị lớn trong hệ thống nông nghiệp,…
Hội chợ Triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2022 diễn ra trong 4 ngày (15 - 18/9) tại Trung…
Để tăng lượng xoài xuất khẩu sang Trung Quốc đòi hỏi các cơ sở sản xuất xoài phải tính đến…
Tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường quản lý chất lượng giống cá tra” do…
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thịt và…
Gia Lai là địa phương hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi như đất đai,…
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, phát…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) mới đây đã công bố gói hỗ trợ cho các nhà sản xuất sữa…
Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu cho hiệu quả, vừa…
Thời gian qua, thành phố Lai Châu đang tập trung phát triển các mô hình rau sạch hữu cơ hay…
Ngành công nghiệp khí sinh học đang được coi là một giải pháp tổng thể để quản lý chất thải,…
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, đồng thời nhận thức rõ được những lợi ích khi sản xuất nông…
Với hơn 27 năm đồng hành cùng bà con nông dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, thương hiệu gạo…
Với đặc thù địa bàn thường xuyên đón khách du lịch, dân cư sinh sống tập trung ở những vùng…
Chiều 30/5 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Xu hướng toàn cầu về thực phẩm và đồ uống…
Đắk Nông triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP từ năm 2018. OCOP đã có sức lan…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…