Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng nông sản Việt Nam đã đạt được những con số xuất khẩu hết sức ấn tượng trong 11 tháng qua của năm 2021.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ về kì tích xuất khẩu nông sản 2021
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế thế giới và Việt Nam không nằm ngoài vùng “phủ sóng”. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, Việt Nam vẫn xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản để thu về 43,48 tỉ USD trong 11 tháng qua. Nếu tiếp tục đà này, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ đạt trên 47 tỉ USD cả năm 2021, vượt chỉ tiêu 5 tỉ USD do Chính phủ đề ra.
Để có được kết quả rất ấn tượng này là nỗ lực của cả bộ máy. Từ Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ, ban, ngành liên quan, cũng như sự phối hợp hiệu quả giữa trung ương với địa phương, hay nỗ lực của các doanh nghiệp…
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ rất thiết thực.
Khi được hỏi dự báo như thế nào về trị giá xuất khẩu nông sản đạt được trong cả năm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết năm 2021, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn lâu năm như hạ tầng yếu kém, dịch bệnh, xâm nhập mặn, trình độ chế biến hạn chế, đầu tư cho nông nghiệp cũng rất khiêm tốn…
Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn lớn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với nỗ lực lớn, toàn ngành vẫn đạt được những chỉ tiêu rất quan trọng, trong đó có xuất khẩu.
11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 43,48 tỷ USD; trong đó, riêng tháng 11/2021, xuất khẩu đã đạt hơn 4,1 tỷ USD.
Nếu duy trì đà xuất khẩu như tháng 11/2021, tháng 12/2021 xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD thì cả năm nay xuất khẩu sẽ đạt khoảng trên 47 tỷ USD, vượt so với Chính phủ giao là trên 5 tỷ USD. Đây là kết quả rất ấn tượng.
Đáng chú ý, xuất khẩu nông sản giá trị sẽ thực sự là của nông dân, của trang trại, của các doanh nghiệp Việt Nam…, đem lại kết quả cho quá trình tái cơ cấu, đồng thời đặt tiền đề cho giai đoạn tăng trưởng 2021-2025 tới đây.
Tiếp đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phân tích rõ hơn những đóng góp của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực vào “trái ngọt” chung của toàn ngành. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản chính đạt tới 19,3 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước (trong đó cao su, cà phê, hạt điều, tiêu, lúa gạo, sắn và sản phẩm từ sắn…, có những lĩnh vực xuất khẩu tăng tới trên 54%).
Ngoài ra, xuất khẩu lâm sản năm nay cũng vượt mục tiêu đặt ra ngoạn mục với trị giá 14,3 tỷ USD trong 11 tháng năm 2021, chắc chắn đạt trên 15 tỷ USD cả năm 2021. Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu lâm sản đặt ra ban đầu cho cả năm nay chỉ khoảng trên dưới 13 tỷ USD. Với thuỷ sản, nếu tháng 12/2021 xuất khẩu đạt trên 800 triệu USD thì xuất khẩu cả năm sẽ đạt mức 8,6-8,7 tỷ USD.
Thứ trưởng Tiến cũng chỉ ra nguyên nhân chính giúp ngành nông nghiệp có được kết quả ấn tượng như vậy. Theo đó, trong hoàn cảnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối, điều quan trọng nhất là nhận định được tình hình. Bộ NN&PTNT đã kế thừa kết quả đạt được của giai đoạn 2015-2020, chỉ đạo các địa phương, trang trại, hợp tác xã, bà con nông dân xây dựng được vùng nguyên liệu đảm bảo tiêu chí cho các thị trường xuất khẩu.
Các vùng nuôi, vùng trồng được quản trị theo chuỗi từ cây giống, con giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tem nhãn mác và xúc tiến thương mại.
Bên cạnh đó, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 phải đa dạng hoá các hình thức thương mại như thương mại điện tử, trực tiếp kết hợp trực tuyến. Việt Nam đang thực hiện 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Đây là lợi thế so sánh rất lớn, phải tập trung khai thác.
Ngoài ra, phải kể tới sự phối hợp của Bộ NN&PTNT với các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, các hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… và với các địa phương rất chặt chẽ. Bộ đã và đang tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường xuất khẩu với các sản phẩm, đặc biệt là những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong quá trình xuất khẩu, khi có vướng mắc tại các thị trường, gặp phải các rào cản kỹ thuật, Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ ngay khó khăn.
Xuất khẩu nông sản năm 2021 sẽ vượt chỉ tiêu 5 tỉ USD
Cuối cùng, khi được hỏi về việc xuất khẩu đạt được con số ấn tượng, song xuất siêu lại giảm tới hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng đó là chuyện hoàn toàn bình thường.
Theo đó, 11 tháng năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu toàn ngành là 39,1 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu đạt 4,3 tỷ USD, giảm 56,5% so với cùng kỳ năm trước. Quy mô nhập khẩu từ con giống, các loại phục vụ sản xuất đều tăng lên. Thực tế, nhập khẩu của cả nền kinh tế đều tăng chứ không riêng gì ngành nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, mức độ nhập khẩu như vậy có thể kiểm soát được.
Điểm đáng chú ý trong nhập khẩu nữa là, giá cả vật tư, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi tăng lên, chi phí logistics cũng tăng lên.
Thời gian qua có những giải pháp nhằm giảm nhập khẩu có thể kể đến như: tvhực hiện đề án về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản, về quy trình sử dụng phân bón; tăng sử dụng phân bón hữu cơ, giảm áp lực nhập khẩu; có quy trình chăn nuôi, canh tác trồng trọt thật hợp lý khi sử dụng vật tư đầu vào…
Trên thực tế, xuất siêu toàn ngành đang trên đà tăng trưởng. Tính tới hết tháng 9/2021, xuất siêu đạt 3 tỷ USD, tính tới hết tháng 10/2021 xuất siêu đạt 3,19 tỷ USD và tới hết tháng 11/2021 đạt 4,3 tỷ USD. Với các giải pháp triển khai đồng bộ, tin rằng kết thúc tháng 12/2021 xuất siêu sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuy xuất siêu cả năm dự báo không thể bằng mức 10,2 tỷ USD của năm 2020, nhưng việc gia tăng nhập khẩu năm nay sẽ là tiền đề cho tăng trưởng toàn ngành và triển vọng xuất siêu năm 2022.
Hà Dũng (T/h)
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Vụ xuân 2023 tỉnh Tuyên Quang đã khẩn trương gieo cấy 18.000 ha, tập huấn kỹ thuật sản xuất, cung…
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - điểm đến của…
“Đài quan sát nông thôn” sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin về các vùng nông thôn…
Ngày 3/2, tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam…
An Giang - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang khẳng định nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ giúp…
Đó là lời khuyên của các chuyên gia để phân bón hữu cơ có thêm nhiều cơ hội phát triển…
Hà Nội đang phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô…
Bắc Kạn - Mô hình xây dựng, cải tạo hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi, sử dụng ủ phân…
Trong không khí đầu năm mọi người cùng vui vẻ du xuân, nhiều khách du lịch lựa chọn trải nghiệm…
Liên minh châu Âu vừa công bố các đề xuất nhằm làm giảm "sự suy giảm đáng báo động" về…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu…
Đà Nẵng - Giá rau xanh tại Đà Nẵng tăng cao do hụt nguồn cung tại địa phương. Ngay sau Tết,…
Lõi ngô là một phế phẩm nông nghiệp trước kia thường bị vứt đi hoặc cho bò ăn, nhưng giờ…
Sau những động thái về mở cửa các cửa khẩu tại vùng biên cùng với đó Trung Quốc hiện là…
Từ ngày 1/2 đến 3/2, thời tiết ấm hơn giúp ngư dân Quảng Trị, Quảng Ngãi đi chuyến biển đầu…
Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…
Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…
Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…
Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…
Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…