Thứ bảy 19/07/2025 03:59Thứ bảy 19/07/2025 03:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bảo Lạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng – nơi mỗi ngôi nhà nằm tách biệt trên từng triền đồi cao, việc xây một mái nhà kiên cố không chỉ là chuyện tiền bạc, mà còn là hành trình vượt khó, vượt dốc và vượt cả những hủ tục ngàn đời. Ấy vậy mà, bằng sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự hỗ trợ của tín dụng chính sách và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của cộng đồng, hàng trăm ngôi nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao này đã được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang. Đó không chỉ là những viên gạch, bao xi măng được vận chuyển bằng đôi vai qua đồi núi, mà là khát vọng thoát nghèo, là niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi địa đầu Tổ quốc.
Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Năm 2025, huyện Bảo Lạc được giao xóa 1.294 nhà tạm, nhà dột, đến nay đã triển khai 807 nhà, trong đó, 385 nhà đã hoàn thành.

Gian nan đường vận chuyển vật liệu

Từ trung tâm huyện Bảo Lạc lên vùng đất biên giới xã Cốc Pàng, quãng đường hơn 30 km đèo dốc, quanh co. Những ngày mưa, xe không thể vào được xóm, vật liệu xây dựng buộc phải chuyển bằng sức người. Ấy thế mà giữa gian khó, những ngôi nhà mới vẫn dần mọc lên, khẳng định ý chí mạnh mẽ của bà con nơi đây.

Ông Linh Văn Dẻn, một trong những hộ dân được hỗ trợ xóa nhà dột nát ở xóm Khuổi Sá, xã Cốc Pàng xúc động nói “Trước đây, gia đình tôi phải ở căn nhà tạm, xiêu vẹo, mưa xuống là dột, con cái không dám ngủ. Giờ đã có ngôi nhà kiên cố, mái lợp tôn, tường xây vững chãi nơi ở khang trang, tôi yên tâm làm ăn hơn rồi”. Ngôi nhà của ông Dẻn được xây mới từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự đóng góp ngày công của anh em họ hàng, bà con trong xóm.

Không riêng gì gia đình ông Dẻn, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn xã Cốc Pàng đã có 57 hộ dân được hỗ trợ xây nhà theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó có 15 hộ thuộc diện hộ nghèo đặc biệt khó khăn đã hoàn thành. Ông Ma Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Cốc Pàng cho biết “Tuy địa hình hiểm trở, nhưng khi có sự quan tâm từ tỉnh, huyện, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng tiến độ. Bà con rất phấn khởi, tinh thần vươn lên rõ rệt”. Do địa hình phức tạp việc xây dựng nhà kiên cố gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu vận chuyển nguyên vật liệu “Một ngày 10 người gùi gạch, xi măng lên dốc, mỗi người vài lượt là có thể đủ cho một ngày làm móng”. Ông Ma Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Cốc Pàng chia sẻ.

Khi cả cộng đồng cùng chung tay

Theo ông Sinh Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Xuân, Bản Diềm là một trong những xóm của xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Bảo Lạc, giờ đây những mái nhà mới khang trang được ví như luồng sinh khí làm đổi thay cuộc sống người dân. Với 62 hộ nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ, đến nay đã hoàn thành 29 căn nhà, số còn lại hiện đang thi công. Anh Chảo Vần Hang, dân tộc Dao, từng phải sống trong căn nhà gỗ xiêu vẹo kể "Biết có chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, tôi mừng lắm. Sau khi được hỗ trợ, tôi đã thi công, được anh em trong bản giúp vận chuyển vật liệu, nên việc xây nhà cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện, nhà tôi cơ bản đã làm xong, chỉ còn sơn tường nữa là hoàn chỉnh”.

Năm 2025, huyện Bảo Lạc được giao xoá 1.294 nhà tạm, nhà dột nát, đến nay đã triển khai 807 nhà, trong đó, 422 nhà đã khởi công đang thực hiện, 385 nhà đã hoàn thành; 463 nhà chưa làm. Ông Lã Hoài Nam, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát của huyện Bảo Lạc cho biết “Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được huyện triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ từ huyện đến xã. Điều đáng mừng là trong quá trình triển khai, người dân rất đồng thuận, tự giác đóng góp ngày công, giúp nhau vận chuyển vật liệu. Qua đó, nâng cao ý thức cộng đồng, gắn kết giữa các hộ dân.” Chính từ sự đồng thuận ấy, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Bảo Lạc đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp. Mỗi ngôi nhà mới không chỉ là tài sản vật chất, mà còn là minh chứng cho sức mạnh đại đoàn kết.

“Tuy nhiên do địa hình đồi núi, đường đi lại khó khăn, người dân phải mất 1/2 mức hỗ trợ của Nhà nước để chi phí cho vận chuyển vật liệu. Cho thấy chính sách hỗ trợ của HĐND tỉnh vẫn cào bằng, chứ chưa tính đến đặc thù vùng sâu vùng xa”. Ông Nam phân tích. Chia sẻ về chương trình, người đứng đầu Đảng bộ huyện Bảo Lạc cho biết: “Cùng với nguồn hỗ trợ Nhà nước, chúng tôi còn vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay đóng góp. Sự chung tay của cả xã hội, mỗi viên gạch đều chất chứa nghĩa tình”.

Theo ông Bế Tuấn Duy, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Lạc, từ đầu năm đến nay, ngân hàng đã giải ngân hơn 7 tỷ 360 triệu đồng, nâng tổng dư nợ lên 17 tỷ 402 triệu đồng cho 419 hộ nghèo vay để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. “Chúng tôi cam kết giải ngân nhanh, kịp thời, minh bạch để đồng vốn đến đúng tay người dân cần được hỗ trợ. Phấn đấu trong năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục giải ngân hơn 3 tỷ đồng cho hộ nghèo để hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Ông Duy khẳng định.

Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Phó Bí thư Thường trục Tỉnh ủy Cao Bằng Triệu Đình Lê kiểm tra tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát và tặng quà cho hộ nghèo tại huyện Bảo Lạc.

Ngôi nhà – Khởi đầu của hành trình thoát nghèo

Mỗi ngôi nhà được xây mới không chỉ giúp người dân an cư mà còn tạo điều kiện để họ an tâm phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Những căn nhà vững chãi giữa núi rừng Bảo Lạc là biểu tượng sống động cho tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đến kiểm tra tiến độ triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Bảo Lạc, ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Cao Bằng, chia sẻ những khó khăn của huyện. Yêu cầu Ban chỉ đạo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Bảo Lạc tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình; tiếp tục rà soát, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế, nhất là những khó khăn để có sự hỗ trợ kịp thời cho các hộ ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. “Chúng ta xóa nhà dột nát không chỉ để có nơi ở cho bà con, mà để khơi dậy ý chí vươn lên, tạo động lực cho phát triển toàn diện nông thôn. Đó là nền tảng quan trọng để tiến tới xây dựng nông thôn mới bền vững”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cao Bằng Triệu Đình Lê nhấn mạnh.

Có thể nói, hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao Bảo Lạc không chỉ là câu chuyện về những con số, mà là hành trình của tình người, của sự sẻ chia. Đó là những ngôi nhà mới, khởi đầu cho hành trình thoát nghèo cho mọi gia đình nơi biên giới, tiếp tục là cột mốc sống góp phần bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc.

Bài liên quan

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Cao Bằng: Tặng 70 suất quà gia đình chính sách, hội viên có hoàn cảnh khó khăn

Tại Cao Bằng, ngày 17/7/2025, Đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam do Thượng tướng Bế Xuân Trường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn tặng 70 suất quà cho gia đình chính sách, hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn xã Đức Long và phường Thục Phán.
Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Cao Bằng: Ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 35 xã

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã ghi nhận 42 ổ dịch tả lợn châu Phi, với gần 6.000 con lợn đã bị tiêu hủy với tổng trọng lượng hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.
Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cao Bằng: Trao kinh phí hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết, ngày 15/7/2025, đơn vị đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức trao 60 triệu đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình ông Mông Văn Tuyệt, xóm Nà Chào, xã Phục Hòa, thuộc diện hộ nghèo.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Lắk: 80/102 xã, phường hoàn thành khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn đồng chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo 22 xã chưa hoàn thành khởi công.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Sáng 14/7, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Cao Bằng khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng chủ trì hội nghị.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Ngày 16/7 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương ven biển triển khai các biện pháp kiểm soát, xử lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Giúp người dân không bị gián đoạn trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi sau khi sáp nhập

Ngày 11/7/2025, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Bù Gia Mập phối hợp tốt cùng Hội Nông dân và các Hội – Đoàn thể xã Phú Nghĩa, tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công phiên giao dịch đầu tiên sau khi sáp nhập xã
Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Đầu tháng 7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP, bổ sung quy định về nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Nghị định có hiệu lực từ 15/8/2025, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển dược liệu bền vững gắn với bảo vệ rừng và sinh kế người dân.
Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BYT quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính