![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định ý nghĩa của việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Môi trường) |
Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chương trình làm việc với các bộ ngành, địa phương về Đề án phát triển bền vững một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao), tại TP Cần Thơ, ngày 13/7/2025.
Vụ hè thu năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục triển khai 11 mô hình ở các vùng sinh thái khác nhau, để đánh giá kỹ quy trình canh tác bền vững và đo đếm lượng giảm phát thải.
Ngoài ra, các địa phương vùng ĐBSCL đã chủ động triển khai 101 mô hình thí điểm, với tổng diện tích trên 4.518 ha. Kết quả các mô hình đều có năng suất tăng từ 5-10%, hiệu quả kinh tế tăng từ 3-5 triệu đồng/ha.
Điển hình, mô hình thí điểm ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy, năng suất lúa đã đạt 7,1 tấn lúa/ha, tăng 4% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận nông dân thu được gần 28 triệu đồng/ha, tăng hơn từ 4,6-4,8 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Giá thành sản xuất trong mô hình giảm khoảng 500 đồng/kg lúa. Thu nhập tăng thêm từ việc bán rơm là 400 nghìn đồng/ha. Lượng giảm phát thải đo trong mô hình này cũng đạt khoảng 3,13 tấn CO2/ha/vụ.
Tại TP Cần Thơ, tính đến tháng 6/2025, diện tích triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã đạt khoảng 76.000 ha, với 12 mô hình.
Năng suất lúa tại các mô hình đạt cao hơn từ 0,3-0,7 tấn/ha so với nông dân canh tác theo phương pháp truyền thống. Về hiệu quả kinh tế, tổng chi phí sản xuất ở các mô hình giảm trung bình 1,1 triệu đồng/ha. Lợi nhuận mô hình cao hơn đối chứng từ 1,3-6,5 triệu đồng/ha (tương đương tăng hơn 6,6-36,7%) nhờ giảm 50% lượng giống, giảm 30% lượng phân đạm, giảm 2-3 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng nước tưới 30-40%. Đặc biệt, theo kết quả của IRRI về việc đo đạc phát thải khí nhà kính cho thấy, các mô hình triển khai tại TP Cần Thơ giảm từ 2-12 tấn CO2/ha.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Tính đến nay, tổng diện tích các địa phương ĐBSCL đăng ký triển khai đề án là 312.000 ha, tăng 112.000 ha so với kế hoạch đề án (khoảng 200.000 ha vào năm 2025). Đặc biệt, 60% diện tích này đã liên kết được với các doanh nghiệp để cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ đầu ra.
hẳng định Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là dự án đầu tiên trên thế giới cũng là niềm tự hào của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự chủ động của các tỉnh ĐBSCL trong việc triển khai các mô hình và sự vào cuộc, hưởng ứng tích cực của bà con nông dân và các HTX.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vạn sự khởi đầu nan, đề án triển khai đầu tiên nên cũng không tránh khỏi khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai đề án mang lại ý nghĩa rất lớn, không chỉ về mặt vật chất mà còn quan trọng về chính trị và giá trị tinh thần.
Một là đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho Việt Nam, các nước đối tác trong khu vực và bạn bè quốc tế. Hai là đề án tạo đầu ra rộng, tránh được vấn đề được mùa mất giá, được giá mất mùa. Nếu bà con có kế hoạch đầu tư, phát triển một cách khoa học, bài bản, chuyên nghiệp, hệ thống sẽ mang lại hiệu quả cao. Bà là góp phần chống biến đổi khí hậu, tạo công ăn việc làm và sinh kế ổn định cho người dân. Bốn là thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhất là chế biến sâu. Năm là tạo tính liên kết vùng, liên kết quốc tế trong chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi sản xuất, thị trường… Sáu là nâng cao thương hiệu gạo quốc gia.
Từ đó, Thủ tướng đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các bộ ngành liên quan, các địa phương vùng ĐBSCL trong việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thời gian tới. Thủ tướng yêu cầu các địa phương trong quý III/2025 phải hoàn thành việc quy hoạch vùng chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
![]() Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề ... |
![]() Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. |
![]() Tiền Giang đang nỗ lực "xanh hóa" cánh đồng lúa, hướng đến sản xuất bền vững và nâng cao giá trị hạt gạo. |