Thứ năm 24/07/2025 11:08Thứ năm 24/07/2025 11:08 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong bối cảnh các doanh nghiệp và ngành nông sản Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ chính sách thuế của Hoa Kỳ. Trước thử thách lớn, Chính phủ và các bộ, ngành xác định phương châm chỉ đạo là: bình tĩnh, linh hoạt, bám sát thực tiễn, đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán.
Thủ tướng nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45.
Thủ tướng nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Về giải pháp, Thủ tướng nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái; đồng thời tiếp cận và đàm phán với phía Hoa Kỳ để có thỏa thuận song phương, tiến tới cân bằng thương mại bền vững, có lợi cho cả hai bên, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, có lợi cho người tiêu dùng hai bên, không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Về thuế, thực hiện theo định hướng thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Trước đó, tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao cuộc trao đổi, trong đó hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác song phương, vì lợi ích hai nước và đóng góp cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo cùng đánh giá quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực.

Về quan hệ thương mại song phương, hai nhà lãnh đạo cùng trao đổi các biện pháp để tiếp tục thúc đẩy việc giao thương, trong đó Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ đồng thời đề nghị Hoa Kỳ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hoá từ Hoa Kỳ mà Việt Nam có nhu cầu và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty từ Hoa Kỳ tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ cùng trao đổi để sớm ký một thoả thuận song phương giữa hai nước để cụ thể hoá những cam kết trên.

Về các giải pháp thương mại, tiếp tục mua thêm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh - quốc phòng; thúc đẩy giao hàng sớm với các hợp đồng thương mại máy bay.

Cùng với đó, rà soát, tiếp tục giải quyết dứt điểm, hiệu quả các quan tâm của phía Hoa Kỳ. Xử lý tốt các vấn đề liên quan chính sách tiền tệ theo luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế để ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá và cân bằng, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

Về những vấn đề có tính chất phi thuế quan, giao Văn phòng Chính phủ rà soát lại những vấn đề phía Mỹ quan tâm, giao các bộ, ngành nghiên cứu, trả lời thỏa đáng và sát tình hình thực tế.

Về xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương rà soát, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật Việt Nam và không để những việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Liên quan vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, giao Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát các quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể, chống hàng giả, hàng nhái, hàng đội lốt.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng chỉ đạo mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho thủy hải sản và nghiên cứu các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực, mặt hàng khác; tiếp tục giãn nợ, giảm lãi suất cho vay với các mặt hàng có thể chịu tác động bởi chính sách thuế của Hoa Kỳ; hoãn, giãn thuế, tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn; rà soát, hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về giảm thuế, trước mắt là thuế giá trị gia tăng.

Toàn cảnh cuộc họp chiều 7/4 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường với các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường với các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ ngày 7/4/2025.

Cùng ngày 7/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy đã có những thông tin về tình hình và giải pháp ứng phó trong cuộc họp với các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cũng như tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp.

Bộ trưởng cho biết, trong những ngày qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt để ứng phó với các thay đổi trong chính sách thuế của Hoa Kỳ. Mặc dù các bộ, ngành đã chuẩn bị kỹ lưỡng và có những phương án dự phòng từ trước, nhưng mức thuế cao được công bố vẫn khiến nhiều doanh nghiệp bất ngờ. Thực tế, ngay trong nội bộ Hoa Kỳ cũng đang có những ý kiến trái chiều về chính sách này, làm cho các diễn biến trong thời gian tới trở nên khó lường.

Không chỉ là vấn đề thuế quan, chính sách này còn liên quan đến các yếu tố như chênh lệch thương mại hai chiều, thuế phi thuế quan và nhiều yếu tố khác mà Hoa Kỳ đã nắm rất rõ thông tin. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp và đối tác thương mại của Mỹ đã phải tạm dừng hoặc hủy bỏ hợp đồng với Việt Nam.

Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực hết mình để hỗ trợ, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, chúng ta phải luôn chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, trong đó đã có những cuộc trao đổi, thuyết phục với các đại diện Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Trước thử thách lớn, Chính phủ và các bộ, ngành xác định phương châm chỉ đạo là: bình tĩnh, linh hoạt, bám sát thực tiễn, đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán.

"Quan điểm của Việt Nam là không đối đầu, mà tìm kiếm các giải pháp tổng thể, lâu dài, trong đó đặc biệt chú trọng đàm phán", Bộ trưởng khẳng định.

Bên cạnh những giải pháp dài hạn, Bộ trưởng cũng ghi nhận các kiến nghị quan trọng từ phía các doanh nghiệp và hiệp hội. Những ý kiến này sẽ được Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu và xem xét triển khai sớm như: đàm phán riêng về gói thuế nông sản với phía Hoa Kỳ, hiện đã được trao đổi bước đầu với Chính phủ và đoàn công tác của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Nghiên cứu khả năng dịch chuyển chuỗi sản xuất, ví dụ như nhập gỗ tròn từ Hoa Kỳ, chế biến trong nước, xuất khẩu sang Trung Quốc.

Rà soát thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường ngoài Hoa Kỳ, đảm bảo hài hòa lợi ích.

Đề xuất với Bộ Tài chính về việc rút ngắn thời gian hoàn thuế VAT, tạo thuận lợi về dòng tiền cho doanh nghiệp.

Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ
Rà soát thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường ngoài Hoa Kỳ, đảm bảo hài hòa lợi ích. Ảnh minh họa

Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và sẽ tiếp tục lắng nghe, hiến kế để tìm ra những giải pháp thiết thực. Đồng thời, việc đoàn kết, đồng lòng vì lợi ích chung của cộng đồng ngành hàng và quốc gia sẽ là yếu tố quyết định trong giai đoạn khó khăn này.

Trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, chúng ta cần phát huy những lợi thế sẵn có của nông sản Việt Nam: chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, không trực tiếp cạnh tranh với sản xuất nội địa Hoa Kỳ và nhiều mặt hàng không có lựa chọn thay thế.

Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã được Chính phủ chỉ đạo từ trước. Trong đó, việc đàm phán với các đối tác của Mỹ như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, nhằm có tiếng nói chung với Chính phủ Hoa Kỳ.

Đặc biệt, Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp và bà con nông dân duy trì kế hoạch sản xuất, không thay đổi trong thời gian này. Đồng thời sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường thay thế và tiếp tục ghi nhận các kiến nghị từ doanh nghiệp, hiệp hội để đề xuất với Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần nhìn nhận thách thức cũng là cơ hội để tái cơ cấu sản xuất, ngành hàng và thị trường xuất khẩu. Đây là thời điểm phù hợp để thúc đẩy phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hướng tới mô hình sản xuất bền vững, chất lượng cao hơn. Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường lớn, giàu tiềm năng và có tỷ suất lợi nhuận cao đối với nông sản Việt.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ (8/4/2025). Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.

Tại cuộc họp, các thành viên của Tổ công tác đã cập nhật tình hình với những diễn biến mới, thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp mức thuế đối ứng với hàng hoá đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, cơ quan, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị các thành viên của Tổ công tác tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được phân công; tiếp tục các biện pháp ngoại giao trên các kênh khác nhau để tác động tới các cơ quan của Hoa Kỳ có giải pháp phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Về thuế, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án giảm thuế nhập khẩu.

Đối với vấn đề phi thuế quan, các bộ, ngành rà soát các quy định của pháp luật, nội dung nào bất hợp lý, kể cả đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thì xem xét loại bỏ, hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền loại bỏ.

Về xuất xứ hàng hoá, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hoá, không để những việc đáng tiếc có thể xảy ra; Bộ Tài chính tăng cường trao đổi thông tin hải quan với phía Hoa Kỳ về các biện pháp phòng vệ thương mại, trốn thuế.

Liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát các quy định của pháp luật, giải quyết các quan tâm của Hoa Kỳ.

Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng thoả thuận song phương với Hoa Kỳ theo hướng nâng cấp Hiệp định thương mại song phương (BTA), trong đó có bổ sung nội dung về thuế và sở hữu trí tuệ.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng phương án tổng thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Đánh giá về chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, thông tin chia sẻ trên Báo Điện tử Chính phủ, Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội nhận định, Chính phủ Việt Nam đang nghiêm túc, chủ động thực hiện cam kết giải quyết mất cân bằng thương mại, đồng thời tháo gỡ vướng mắc mà các công ty và nhà đầu tư Hoa Kỳ gặp phải trong quá trình đầu tư kinh doanh.

Gần đây, Việt Nam đã giảm thuế quan đối với 13 nhóm sản phẩm trực tiếp có lợi cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ. Lãnh đạo Việt Nam cũng cam kết thúc đẩy nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm của Hoa Kỳ.

Theo ông Adam Sitkoff, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ.

Khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng gia tăng, sẽ có nhiều cơ hội cho nông sản, máy bay, năng lượng, thiết bị, thuốc men, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác của Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam, tạo ra sự giàu có và việc làm cho Hoa Kỳ. Có rất nhiều điều đạt được từ một mối quan hệ thương mại song phương mạnh mẽ.

Đề cập tới những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, đại diện AmCham cho rằng, ngay khi các mức thuế được công bố, Chính phủ Việt Nam đã hành động bằng cách triệu tập các cuộc thảo luận để đánh giá tác động của chính sách mới, đồng thời liên lạc với Chính quyền Tổng thống Trump để đề nghị hoãn thực hiện các mức thuế.

Ông Adam Sitkoff đánh giá cao những dấu hiệu tích cực trong cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump.

Thời gian tới, Việt Nam cần cải thiện quyền tiếp cận thị trường cho các sản phẩm của Hoa Kỳ, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam, ông Adam Sitkoff khuyến nghị.

Đại diện AmCham bày tỏ hy vọng, hai chính phủ sẽ tạo ra một chương trình mang tính xây dựng để giúp giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam theo cách nâng cao mức sống và tạo ra sự thịnh vượng cho cả hai quốc gia.

Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh, bền vững Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ để đưa thuế nhập khẩu về 0% Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ để đưa thuế nhập khẩu về 0%
VCCI và AmCham cùng đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam VCCI và AmCham cùng đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Bài liên quan

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8

Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, tính đến hết ngày 08/7/2025, có 18/34 địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát (đạt 52,9%).
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phú Thọ chủ động tập trung ứng phó với bão số 3

Phú Thọ chủ động tập trung ứng phó với bão số 3

Thời gian vừa qua, nhiều đợt mưa lớn diện rộng gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất làm thiệt hại lớn về người, tài sản của người dân trên địa bản tỉnh.
Nghệ An: Lũ quét khiến nhiều bản làng bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng

Nghệ An: Lũ quét khiến nhiều bản làng bị cô lập, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng

Trận lũ quét bất ngờ ở xã Nhôn Mai khiến nhiều bản làng bị cô lập, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 1 người dân ở Nghệ An bị thương, hơn 100 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Thanh Hóa: Tiếp tục di dời dân khỏi nơi sạt lở, nhiều tuyến đường bị ngập

Thanh Hóa: Tiếp tục di dời dân khỏi nơi sạt lở, nhiều tuyến đường bị ngập

Lực lượng chức năng đã di dời hơn 150 hộ dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất cao đến nơi an toàn. Nhiều tuyến đường trên địa bàn các phường bị ngập, giao thông đi lại khó khăn.
Quảng Trị quyết tâm kiểm soát, kiềm chế chống Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

Quảng Trị quyết tâm kiểm soát, kiềm chế chống Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi kiểm tra thực tế và họp chỉ đạo công tác phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các ban nghành liên quan trong việc tiến hành kiểm soát, kiềm chế chống Dịch tả lợn châu Phi…
Nghệ An: Người dân miền núi tất tả chạy lũ trong đêm, cụ bà 70 tuổi mất tích

Nghệ An: Người dân miền núi tất tả chạy lũ trong đêm, cụ bà 70 tuổi mất tích

Nước sông lên quá nhanh khiến xã Mường Xén bị ngập sâu, hàng trăm hộ dân tất tả chạy lũ trong đêm. Trong khi đó, một cụ bà 70 tuổi vẫn đang mất tích, hàng trăm ngôi nhà ở Nghệ An bị ngập sâu, hư hỏng.
CSGT TP. Hà Nội: Phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

CSGT TP. Hà Nội: Phát động phong trào "Bình dân học vụ số"

Mới đây, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội vừa tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao năng lực số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác bảo đảm TTATGT.
Kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa chủ động ứng phó với cơn bão số 3 Wipha

Kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa chủ động ứng phó với cơn bão số 3 Wipha

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Cục TTTN) vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân, chủ động ứng phó khẩn cấp với bão số 3 Wipha.
Di dời khẩn cấp 19 hộ dân do nguy cơ sạt lở núi ở xã biên giới Nghệ An

Di dời khẩn cấp 19 hộ dân do nguy cơ sạt lở núi ở xã biên giới Nghệ An

Ảnh hưởng của những trận mưa lớn do cơn bão số 3 (Wipha), chính quyền xã Nhôn Mai, tỉnh Nghệ An đã tiến hành di dời khẩn cấp 19 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ cao bị lũ quét, sạt lở núi để đảm bảo an toàn.
Thanh Hóa: Chuẩn bị ứng phó bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Thanh Hóa: Chuẩn bị ứng phó bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Để đảm bảo công tác phòng chống bão số 3 Wipha tốt nhất, phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, Mai Xuân Liêm đã họp trực tuyến và trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại 24 xã miền núi của tỉnh.
Hoa lửa một thời, nghĩa tình đồng đội mãi vang xa…

Hoa lửa một thời, nghĩa tình đồng đội mãi vang xa…

Nhằm ôn lại những năm tháng sát vai cùng nhau “đấu sức, đấu trí” trong nguy nan một thời, ngày 21/7/2025 tại Nghệ An, Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh long trọng chủ trì giao lưu gặp mặt với các cựu chiến binh thuộc mặt trận Tây Nguyên Quân đoàn 3, Cựu chiến binh ban liên lạc Sư đoàn 320 các tỉnh thành nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Quảng Ninh: Tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân vụ lật tàu du lịch

Sáng nay 21/7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy một thi thể nạn nhân trong vụ tàu du lịch QN-7105 bị lật trên vịnh Hạ Long.
Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bắc Ninh chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 3 Wipha

Bão số 3 (Wipha) được dự báo rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển và đất liền rất rộng và nguy hiểm. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Công văn về việc triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính